Cách làm giò lụa truyền thống tại nhà đơn giản nhất
Giò lụa là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt, và dường như nó đã trở thành món ăn được yêu thích qua bao thế hệ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm giò lụa truyền thống tại nhà đơn giản nhất, đảm bảo thành phẩm thơm ngon, dai giòn và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nồi hấp giò chả có thiết kế đặc biệt với nhiều tầng để có thể hấp nhiều giò lụa cùng một lúc. Ngoài ra, nồi hấp giò lụa còn có van thoát hơi nước, đảm bảo hơi nước không tiếp xúc trực tiếp với giò, giữ cho giò không bị ngấm nước và bị bở.
1. Nguyên liệu
- 1kg thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ
- 200g mỡ heo
- 1 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng cà phê hạt nêm
- 1 muỗng cà phê tiêu
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng cà phê bột năng
- 1 bó hành lá
- Lá chuối hoặc lá dong
- Dây lạt hoặc dây nilon
- Dụng cụ cần có
- Máy xay thịt
- Nồi hấp giò chả chuyên dụng
- Giấy bóng bọc thực phẩm
2. Cách làm
Sơ chế nguyên liệu
- Thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo nước. Loại bỏ phần da và gân. Sau đó, thái thành từng miếng nhỏ để dễ xay.
- Mỡ heo rửa sạch, thái thành hạt lựu nhỏ, luộc sơ qua nước sôi khoảng 3-5 phút để loại bỏ bớt mùi hôi và giữ lại độ trong của mỡ.
- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Xay thịt
- Cho thịt heo vào máy xay, xay nhuyễn. Nên xay thịt theo từng mẻ nhỏ để đảm bảo thịt được nhuyễn, mịn đều.
- Khi thiệt bắt đầu nhuyễn, cho thêm muối, đường, hạt nêm, tiêu, nước mắm và bột năng vào xay cùng. Điều này giúp gia vị thấm đều vào thịt.
- Tiếp tục xay cho đến khi thịt đạt độ mịn và dẻo.
- Trộn thịt với mỡ heo
- Sau khi thịt đã được xay nhuyễn, trộn đều với mỡ heo đã luộc và thái hạt lựu trước đó, điều này giúp giò lụa có độ béo ngậy và mềm.
Gói giò lụa
- Lá chuối hoặc lá dong rửa sạch, sau đó trần qua nước sôi để lá mềm và dễ gói.
- Trải lá chuối ra, đặt một lượng thịt xay lên trên, dùng tay nắn thành hình trụ dài. Gói kín thịt bằng lá chuối, cuộn chặt tay để thịt không bị bung ra khi hấp/luộc.
- Dùng dây lạt hoặc dây ni lông buộc chặt hai đầu và dọc thân giò lụa để cố định.
Luộc/ hấp giò lụa
Đây là bước quan trọng trong quy trình làm giò lụa, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hương vị cuối cùng của món ăn. Để đạt được giò lụa chín đều, thơm ngon và giữ được hình dáng đẹp, việc sử dụng nồi hấp giò chả là rất quan trọng.Nồi hấp giò chả có thiết kế đặc biệt với nhiều tầng để có thể hấp nhiều giò lụa cùng một lúc. Ngoài ra, nồi hấp giò lụa còn có van thoát hơi nước, đảm bảo hơi nước không tiếp xúc trực tiếp với giò, giữ cho giò không bị ngấm nước và bị bở.
- Trước khi sử dụng hãy chắc chắn nồi hấp được làm sạch kỹ lưỡng để tránh lẫn mùi lạ và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Đặt giò lụa đã gói vào khay hấp. Nên xếp các miếng giò lụa thành một lớp, không xếp chồng lên nhau để hơi nước có thể tiếp xúc đều với toàn bộ bề mặt giò.
- Đổ nước vào đáy nồi hấp nhưng không để nước tiếp xúc trực tiếp với xa lụa. Nước chỉ cần đủ để tạo hơi và duy trì quá trình hấp.
- Bật nồi hấp và điều chỉnh nhiệt độ sao cho hơi nước duy trì ổn định trong suốt quá trình hấp.
- Thời gian hấp giò lụa thường từ 45 đến 60 phút tùy vào kích thước của từng miếng giò.
- Khi cảm thấy đã thời gian đã đủ, dùng que xiên hoặc tăm để kiểm tra độ chín của giò. Xiên vào giữa miếng giò, nếu thấy nước chảy ra trong, không có màu đỏ thì giò đã chín.
Thưởng thức
- Sau khi giò đã chín, hãy để giò lụa nguội tự nhiên trước khi cắt lát. Điều này giúp giò giữ được hình dáng và không bị nứt vỡ.
- Dùng dao sắc cắt giò thành từng khoanh mỏng.
- Bày giò ra đĩa và trang trí với hành lá, dưa chuột, cà chua,...
Xem thêm: Mẹo làm giò chả ngon với tủ hấp giò chả "thần thánh"