Nguyên tắc phối trộn thức ăn cho chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành nghề quan trọng và đang trên đà phát triển, mang lại lợi ích cũng như nguồn doanh thu cực kì to lớn cho bà con hiện nay. Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của ngành chăn nuôi chính là nguồn thức ăn dành cho vật nuôi được đảm bảo và mang lại chất lượng dinh dưỡng tốt.

1. Lợi ích của việc phối trộn thức ăn cho vật nuôi?
Các loại thức ăn kém chất lượng và có độ tăng trọng cao đang tràn lan trên thị trường, ẩn nấp dưới nhiều bao bì có độ uy tín về chất lượng dinh dưỡng. Vì thế người dùng sẽ rất khó khăn trong việc đảm bảo nguồn thức ăn sạch và an toàn dành cho vật nuôi.Hơn nữa, việc phối trộn thức ăn từ các nguyên liệu có sẵn sẽ giúp cho bà con có thể đảm bảo được nguồn dinh dưỡng của vật nuôi được đảm bảo, nâng cao chất lượng thức ăn.

2. Phối trộn thức ăn chăn nuôi dựa trên nguyên tắc nào?
Việc phối trộn thức ăn không phải đơn giản chỉ là bỏ hỗn hợp các loại nguyên liệu lại vào máy ép cám để ép thành viên mà còn phải đảm bảo các nguồn nguyên liệu không bị hư hỏng.Khi phối trộn thức ăn cần chú ý dựa trên nguyên tắc như sau:
- Tuỳ vật nuôi mà sẽ có những công thức trộn khác nhau, vì thế nên nắm rõ công thức cho từng loại vật nuôi và không sử dụng chung với nhau
- Mỗi loại công thức sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau nên cần sử dụng đúng mục đích để tránh lãng phí nguồn dinh dưỡng
- Khi phối trộn cần ít nhất 3 loại nguyên liệu trở lên
- Không nên tăng hoặc giảm đột ngột khẩu phần ăn của vật nuôi, điều này sẽ làm rối loạn tiêu hoá và ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi
3. Cách phối trộn thức ăn cho vật nuôi

- Nhóm thức ăn giàu đạm: các loại nguyên liệu như thịt, cá, giun, các loại đậu,...
- Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng như: thịt, sữa, trứng, lúa, ngô, khoai, sắn,....
- Nhóm thức ăn cung cấp nguồn chất xơ và vitamin: các loại rau, lá cây,...
- Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng: có trong vỏ trứng, tôm, cua, ốc,...