Hướng dẫn sử dụng máy ép cám viên trục đứng từ A đến Z
Máy ép cám viên trục đứng là thiết bị ép cám được nhiều hộ chăn nuôi sử dụng. Tuy nhiên, cách sử dụng máy thế nào hiệu quả? Cách pha trộn nguyên liệu trước khi cho vào máy ra sao? Sử dụng máy ép cám viên như thế nào để tăng tuổi thọ của máy?
Đây là những thắc mắc mà không phải ai cũng có thể giải đáp. Vì thế, trong bài viết dưới đây, siêu thị Hải Minh sẽ “Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Ép Cám Viên Trục Đứng Từ A Đến Z” cho người chưa biết sử dụng máy đúng cách.
Lưu ý khi lần đầu tiên sử dụng máy
Sau khi máy được lắp đặt, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành chạy thử xem máy đã hoạt động đúng chiều chưa. Tiếp đó, bạn sẽ cần chuẩn bị khoảng 50 – 100kg cám gạo để ép cám rồi sau đó mới ép đến các nguyên liệu cứng khác như ngô, gạo….Việc làm này rất cần thiết bởi ban đầu mặt sàng của máy ép cám vẫn còn nhám nên bạn cần ép cám trước để giúp cho mặt sàng trơn bóng và cám ép ra mịn đẹp hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: Ngô hạt, rau, cám gạo, cá tép, khô dầu lạc, cá khô chăn nuôi, bã bia... và một số nguyên liệu khác tùy theo nhu cầu cho từng vật nuôi.
>>> Nên tham khảo thêm: Lý do thực sự bạn không áp dụng máy ép cám viên vào chăn nuôi là gì?
Cách trộn nguyên liệu ép cám
Để cám có độ kết dính khi ép, bạn nên trộn cám gạo với nước theo tỉ lệ khoảng 10 – 20% nước. Với các loại nguyên liệu như tôm, cá, ốc, cua…bạn có thể xay nhỏ hoặc băm trước khi trộn với cám để quá trình nghiền ép cám nhanh chóng, năng cao năng suất ép cám.
Video test máy chi tiết cho bạn tham khảo
Các bước sử dụng máy ép cám viên trục đứng từ A đến Z
+ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và cờ lê.
Trước khi bật máy ép cám viên, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu cần ép cám theo tỉ lệ độ ẩm khoảng 10 – 20% và chuẩn bị cờ lê kích thước 13 – 17mm.
+ Bước 2: Điều chỉnh ốc củ lăn (2 con ốc dài ở 2 bên máy).
Bạn hãy sử dụng cờ le 17 nới lỏng ốc củ lăn ở 2 bên sao cho có thể dùng tay vặn được. Sau đó, dùng tay siết chặt 2 ốc chỉnh củ lăn xuống.
+ Bước 3: Cho nguyên liệu vào máy và cắm điện.
Khi cho nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn ở bước 1 vào trong máy ép cám bạn cần chú ý không nên cho quá đầy, chỉ cho nguyên liệu ngập ngang trục của lô ép, không nên cho quá đầy. Sau đó, bạn tiến hành cắm điện vào để vận hành máy.
+ Bước 4: Theo dõi quá trình ép cám.
Khi may ep cam vien bắt đầu chạy, bạn cần quan sát nếu cám chưa ra hoặc ra chậm thì sử dụng cờ lê 17 siết ốc củ lăn xuống đều ở 2 bên cho đến khi thấy cám ra đều thì dừng lại, không siết nữa. Lưu ý: Phải điều chỉnh ốc củ lăn từ từ, không được vặn quá chặt vì có thể làn hỏng củ lô, mặt sàng hoặc làm đứng máy.
+ Bước 5: Vệ sinh máy ép cám viên trục đứng.
Khi máy ép gần xong, bạn có thể vệ sinh máy ép cám bằng cách cho một chút cám gạo hoặc ít vỏ chấu vào ép cuối cùng. Cách làm này giúp bạn không phải vệ sinh sàng thường xuyên, khoảng 4 – 5 ngày bạn mới cần vệ sinh sàng 1 lần. Đối với mặt sàng, sau khi ép cám xong, bạn sử dụng tay vặn chặt vào để nhấc sàng ra và vệ sinh.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng máy ép cám viên trục đứng từ A đến Z cho người bắt đầu sử dụng. Nếu bạn muốn được hướng dẫn cụ thể hơn về cách sử dụng máy ép cám hoặc cần tư vấn mua máy ép cám viên chính hãng, chất lượng tốt, hãy liên hệ với siêu thị Hải Minh qua Hotline, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn 24/7.