Máy photocopy đã được tạo ra như thế nào?

Với khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến đòi hỏi con người cũng lựa chọn các dịch vụ, thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nhu cầu công việc của mình. Trong đó, không thể không kể đến máy photo, thiết bị sao lưu, in ấn không thể thiếu đối với các văn phòng công ty, doanh nghiệp.
Vậy bạn đã biết hết về công cụ này chưa? Cùng tham khảo ngay qua bài viết dưới đây của chúng tôi ngay nhé!

Máy photocopy đã được tạo ra như thế nào?
Máy photo chính hãng đa năng 

Lịch sử của máy photocopy

Trước đây, vào những năm đầu thập niên XX, các văn phòng công ty khi muốn sao chép văn bản thường xếp các tờ giấy pôluya xen kẽ với giấy than sau đó đặt lên máy chữ để đánh các văn bản. Tuy nhiên, số lượng đánh được khá ít, chỉ từ 5 - 6 bản là chữ đã bị mờ rồi. Vào thời kỳ ấy, Ch.Carlson một kĩ sư người Mỹ đã nghĩ rằng muốn in sao nhanh một văn bản có sẵn cần phải làm thế nào để in toàn bộ văn bản trên trang giấy một lúc. Muốn vậy, cần phải làm sao để mực cùng một lúc có thể in tất cả nét chữ lên giấy trắng.

Vào năm 1937, nhà vật lý học Georgi Bungari Nadjakov cho thấy vật liệu nhất định có thể gắn liền với các vật liệu khác thông qua một quá trình phân cực điện. Trong khi đó các nguyên tắc cơ bản của công nghệ sao chụp được phát minh. Lúc đó, Ch.Carlson mới chợt liên tưởng đến một thí nghiệm vật lý thú vị hồi ở trường phổ thông ông đã từng thực hiện. Trong bài thực hành về lực hút tĩnh điện, thầy giáo đem hạt tiêu xay nhỏ trộn lẫn với muối tinh và yêu cầu học sinh tách hạt tiêu ra khỏi muối mà không làm mất đi hương vị của hạt tiêu. Khi ấy Ch.Carlson nảy ra ý nghĩ mới mẻ: “Nếu như không dùng mực tráng lên giấy than mà dùng những hạt mực khô nhỏ nhẹ như hạt tiêu xay thì có thể hút lên giấy trắng những nét chữ theo lực hút tĩnh điện được không?
 
Và từ đó Ch.Carlson liền quyết định tiến hành một loạt thí nghiệm theo hướng này. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng ông đã thực hiện được ý tưởng là in lại trên giấy những dòng chữ rõ nét nhờ lực hút tĩnh điện đối với mực khô bằng phương pháp thủ công. Sau đó, ông chuyển sang in thử các hình ảnh trên giấy theo phương pháp này cũng đạt được hiệu quả mong muốn. Không hài lòng với kết quả bước đầu này, kỹ sư Ch.Carlson tiếp tục cho ra ý tưởng sáng tạo một loại máy hoàn toàn mới mẻ có khả năng sao chụp cả chữ lẫn hình ảnh theo phương pháp in tĩnh điện.
 
Và sau thời gian dài suy nghĩ, tính toán và sửa lại không biết bao nhiêu lần, thì cuối cùng ông đã hoàn thành bản thiết kế chiếc máy theo ý tưởng sáng tạo của mình. Kỹ sư hăm hở đến gõ cửa các công ty để tìm kiếm sự trợ giúp. Tuy nhiên, sau khi nghe nhà phát minh trình bày ý tưởng độc đáo của mình, không một công ty Mỹ nào tin tưởng vào Ch.Carlson và tương lai của chiếc máy mới lạ này nên họ không chịu hỗ trợ chi phí cho ông chế tạo chiếc máy.
 
Mặc dù vậy, Ch.Carlson vẫn quyết tâm không lùi bước trước khó khăn. Nhà phát minh tương lai quyết định tự bản thân bắt tay vào thực hiện công trình của ông với số tiền ít ỏi cóp nhặt được của bản thân cộng với tiền vay thêm của bạn bè và người thân. Mặc dù kinh phí rất hạn hẹp nhưng vào thời kì cuối của việc chế tạo máy, Ch.Carlson vì quá mệt mỏi nên đành phải tìm thêm một người giúp việc để tiếp tục hoàn thành công việc tới cùng.Và rồi sự cố gắng của Ch.Carlson đã được đền đáp.

Xem thêm video kỹ thuật Hải Minh hướng dẫn dùng model máy photo bán chạy hiện nay 

Mùa đông năm 1938, chiếc máy sao chụp kiểu mới đã ra đời với cái tên độc đáo “Áctoria 10-22-38”. Những con số trên tên máy chính là ngày sinh của chiếc máy Photocopy đầu tiên trên thế giới: Ngày 22 tháng 10 năm 1938. Chiếc máy này khá đồ sộ, in một trang giấy mất bốn phút . Chữ và hình ảnh in trên đó cũng chưa thật rõ . Nhưng dù sao đây cũng là một phương pháp in hoàn toàn mới mẻ được Các - sơn gọi là phương pháp in khô.
 
Ch.Carlson đã đăng kí phát minh của mình cùng với bản sao chụp đầu tiên. Vậy mà ông đã phải kiên nhẫn lê gót giầy qua đến 20 hãng để giới thiệu sản phẩm mới của mình nhưng đều bị họ từ chối sử dụng băng phát minh của ông. Mãi đến năm 1949, công ty Haloid tại New York đã đồng ý chi tiền để biến ý tưởng của Carlson thành sự thực. Họ gọi công nghệ này này là "Xerography" (tiếng Hy Lạp nghĩa là in khô), và sau đó tập đoàn này đã đổi tên thành Xerox - Tập đoàn in ấn lớn nhất thế giới hiện nay.
 
Tuy nhiên, hồi đầu máy rất khó tiêu thụ vì tốc độ sao chụp còn chậm, chất lượng còn chưa thật như ý. Nhưng sau này Ch.Carlson đã cộng tác với kĩ sư trẻ P.Calát (P.Calack) cải tiến liên tục các bộ phận của máy nên máy không chỉ gọn nhẹ mà tốc độ sao chụp lại nâng lên đến 150 trang in trong một phút, nghĩa là gấp 400 lần tốc độ ban đầu, đồng thời chất lượng ảnh in ra cũng rõ nét hơn. Đặc biệt máy còn có khả năng phóng đi cả tài liệu lên nhiều lần theo ý muốn. Nhờ đó máy bán rất chạy và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
 
Vào những năm 1950, công ty RCA đã giới thiệu một phiên bản mực lỏng của các máy photocopy, điều này có lợi thế là rẻ hơn so với mực khô. Và tổng công ty Savin tiếp tục phát triển công nghệ này trong những năm 1960. Năm 1968, Công ty 3M ra mắt máy photocopy màu, sử dụng thuốc nhuộm mà không dùng công nghê in tĩnh điện. Vài năm sau, Canon đã giới thiệu một máy photocopy màu dựa trên mực khô điện khí dựa trên bốn màu cơ sở - vàng, lam, đỏ và đen. Với sự ra đời của máy photocopy màu người dùng đã có thể sao chụp được những loại bản đồ màu phức tạp và những bức tranh màu rất đẹp.

Máy photocopy đã được tạo ra như thế nào?
Máy photocopy sao chép tài liệu nhanh chóng và hiệu quả 

Trong những năm 90 của thế kỷ trước và những năm đầu của thế kỷ XXI, công nghệ kỹ thuật số đã cho ra đời các dòng máy photocopy đa chức năng. Điều này đã biến các máy photocopy trở thành các thiết bị có đầy đủ chức năng dành cho văn phòng và liên kết với máy tính.

Như vậy, sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm của các kỹ sư nhà khoa học đã cho ra đời một sản phẩm quan trọng đóng góp lớn cho ngành in ấn, sao chép.. cho công việc văn phòng.

Vậy mua máy photocopy ở đâu tốt nhất?

Chắc hẳn đây là câu hỏi của đại đa số bạn đọc khi đang có nhu cầu mua máy photocopy chính hãng? Giới thiệu đến bạn đọc công ty TNHH TMDV XNK Hải Minh, địa chỉ uy tín hàng đầu trên toàn quốc chuyên cung cấp đa dạng các dòng máy photo khác nhau, đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Cam kết chính hãng, có nguồn gốc cùng xuất xứ rõ ràng mang lại hiệu quả công việc cao đến người dùng.

Hải Minh với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao cam kết mang lại sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng. Cam kết giá thành cạnh tranh, 100% sản phẩm chính hãng, chất lượng cao. Gọi ngay hotline để được hỗ trợ và tư vấn mua hàng nhanh nhất. Mong rằng bài viết Máy photocopy đã được tạo ra như thế nào? mang lại thông tin hữu ích đến các bạn đọc. 
☎️HOTLINE TƯ VẤN MUA HÀNG NHANH: 
(HCM) 0932 196 898 - 0902 787 139
(HN): 0918 486 458 - 0962 714 680
(Đà Nẵng): 0962 986 450
(Hải Phòng): 0868 227 775
(Thanh Hóa): 0963 040 460
(Vinh): 0969 581 266
(Cần Thơ): 0938 704 139
(DakLak): 0984 762 139.

==> Xem Thêm:
Có nên mua máy photocopy Ricoh?
Tại sao máy photocopy luôn cần thiết cho mọi văn phòng doanh nghiệp?
Khám phá bí mật của máy photocopy văn phòng

Thông tin khác

Mách bạn siêu thị máy photocopy Uy tín tại Buôn Ma Thuột

Mách bạn siêu thị máy photocopy Uy tín tại Buôn Ma Thuột

Máy photocopy rất được ưa chuộng tại thị trường Daklak, Buôn Ma Thuột hiện nay. Nhu cầu tìm kiếm siêu thị, cửa hàng bán máy photo tăng cao. Sieuthihaiminh.vn là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu dành cho người tiêu dùng tại khu vực này.
Lỗi phổ biến hay gặp khi sử dụng máy photocopy

Lỗi phổ biến hay gặp khi sử dụng máy photocopy

Máy photocopy thiêt bị văn phòng hầu như không thể thiếu đối với người dùng hiện nay, vậy trong quá trình sử dụng máy thường gặp những lỗi nào? cùng sieuthidienmaychinhhang tìm hiểu ngay bài chia sẻ dưới đây nhé.
Mua máy photocopy loại nào tốt nhất 2021?

Mua máy photocopy loại nào tốt nhất 2021?

máy photocopy được dùng để sao chép, in ấn tài liệu, giấy tờ nhanh và hiệu quả. Vậy nên mua máy photocopy loại nào tốt nhất 2021? cùng tìm hiểu nhanh bài viết dưới đây nhé.
Gọi ngay: 0869.382.229 Send email