Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình đúng cách
Tham khảo hướng dẫn sử dụng máy thủy bình sao cho đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Máy thủy bình được ứng dụng đo trong ngành trắc địa và ngành xây dựng, thiết bị hỗ trợ đắc lực cho người lao động trong công việc thi công. Máy có cấu tạo khá đơn giản và dễ sử dụng, tuy nhiên người dùng cần tìm hiểu, tham khảo hướng dẫn sử dụng máy sao cho đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Cấu tạo thiết kế và công dụng của máy thủy bình
Máy thủy bình có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là bộ phận ngắm và bộ phận cân bằng máy. Bộ phận ngắm của máy gồm có ống kính, vật kính, thị kính và ốc điều quang.
Thiết bị được dùng chủ yếu đo đạc trắc địa, ứng dụng để đo chênh lệch độ cao, đo khoảng cách, theo các phương pháp đo hình học trong công việc thi công nhà xưởng, san lấp mặt bằng, kiểm tra độ cao sàn…
Hiện nay trên thị trường rất đa dạng các loại máy thủy bình với thiết kế và cấu tạo khác nhau, người dùng có thể căn cứ vào nhu cầu sử dụng, tính năng của máy để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Một số thương hiệu như: Máy thủy bình Bosch, Leica, Máy thủy bình Topcon, Nikon…
Những lưu ý sử dụng máy thủy bình đúng cách
Thiết bị được dùng chủ yếu đo đạc trắc địa, ứng dụng để đo chênh lệch độ cao, đo khoảng cách, theo các phương pháp đo hình học trong công việc thi công nhà xưởng, san lấp mặt bằng, kiểm tra độ cao sàn…
Hiện nay trên thị trường rất đa dạng các loại máy thủy bình với thiết kế và cấu tạo khác nhau, người dùng có thể căn cứ vào nhu cầu sử dụng, tính năng của máy để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Một số thương hiệu như: Máy thủy bình Bosch, Leica, Máy thủy bình Topcon, Nikon…
Những lưu ý sử dụng máy thủy bình đúng cách
Do cấu tạo đơn giản, nên cách sử dụng máy thủy bình dễ dàng hơn đối với mọi đối tượng khách hàng, kể cả những người không có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Biết sử dụng nhưng dùng như thế nào là đúng, để mang lại hiệu quả tốt nhất thì không phải người dùng nào cũng biết.
Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc cân bằng, vì vậy trước khi sử dụng máy thì cần phải kiểm tra như sau:
- Để giảm thiểu rủi ro xảy ra và có kết quả đo chính xác hơn, người dùng phải đảm bảo cho bọt thủy tròn nằm ở vị trí chính giữa. Mặc dù máy tự động cân bằng nhưng vẫn có nguy cơ gặp vấn đề trục trặc.
- Ẩm mốc và bụi bẩn tích tụ lâu ngày sẽ làm lăng kính mờ, ảnh hưởng đến độ nét và kết quả đo. Khi sử dụng phải đặt máy thủy bình ở nơi có điều kiện thích hợp, tránh nơi ẩm thấp sẽ làm máy bị ẩm mốc. Đa số máy đều được thiết kế chống thấm nước, chống bụi nhưng để đảm bảo chất lượng, người dùng vẫn nên lưu ý và bảo quản máy cẩn thận.
- Đặt máy ở vị trí cân bằng chắc chắn, mặt đất không cân bằng sẽ làm sai lệch kết quả đo và hạn chế để máy bị rơi rớt, va đập bên ngoài sẽ làm tốn kém chi phí bảo dưỡng, bảo hành máy.
- Không ngồi lên hòm máy, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy thủy bình, kịp thời phát hiện sự cố để khắc phục để không làm ảnh hưởng đến kết quả đo đạc.
Sử dụng máy thủy bình đúng cách sẽ đảm bảo kết quả đo có độ chính xác cao, người dùng cần lưu ý những hướng dẫn trên, sử dụng máy dễ dàng, giảm thiểu sai xót trong quá trình đo, tiết kiệm chi phí và kéo dài tuổi thọ của máy. Thiết bị là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người lao động trong các công trình xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả công việc như mong muốn.
Tham khảo: hơn 10+ mẫu máy thủy bình giá rẻ, hàng chính hãng