Giải thích vì sao nước ở miền Tây dễ bị nhiễm mặn?
Nước nhiễm mặn là một vấn đề nghiêm trọng và thường xuyên xảy ra tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, gây nên nhiều vấn đề nhức nhối cho bà con.
1. Đặc điểm nước nhiễm mặn ở miền Tây
Nước nhiễm mặn thông thường sẽ có độ mặn tăng dần từ thượng nguồn xuống hạ lưu các con sông và cao nhất tại vùng giáp biển.Độ mặn của nước sẽ biến đổi theo mùa, tăng cao vào những mùa khô và giảm đi rõ rệt vào các mùa mưa
Thông thường nước nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến nhiều nguồn nước, xâm nhập vào nguồn nước ngầm và ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của con người.
Vì thế, nước nhiễm mặn thường gây ra nhiều tình trạng báo động với con người, gây thiệt hại về sức khỏe và các hoạt động kinh doanh sản xuất
Xem thêm:"Giải pháp xử lý nước nhiễm mặn hiện nay"
2. Nguyên nhân nước ở miền Tây bị nhiễm mặn?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nước nhiễm mặn ở miền Tây như:- Địa hình thấp và bằng phẳng sẽ tạo ra nhiều vùng trũng,nên dễ làm cho nước biển xâm nhập vào trong đất liền, nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô
- Sông Mê Công và các nhánh sông khác thương có nguồn nước từ thượng nguồn về ít, dưới tác động của thủy triều nên nước mặn càng dễ dàng xâm nhập vào các con sông gây ô nhiễm nước
- Biến đổi khí hậu làm gia tăng mực nước biển cũng như gia tăng các hiện tượng cực đoan khác như hạn hán hay xâm nhập mặn
- Hoạt động của con người như khai thác quá mức nguồn nước ngầm hoặc xây dựng các công trình, canh tác không bền vững nên làm gia tăng các tình trạng xâm nhập mặn
3. Cách khắc phục nước nhiễm mặn ở miền Tây?
Để có thể giảm thiểu được tác động của nước ngập mặn và đảm bảo được nguồn lợi từ nước, cần kết hợp nhiều giải pháp như sau:- Xây dựng các công trình thủy lợi bằng cách xây dựng hệ thống đê điều, hệ thống cống hoặc hồ chứa nước ngọt để sử dụng nước ngọt trong những mùa hạn hán hay khô
- Quản lý tài nguyên nước bằng cách khai thác nguồn nước ngầm để tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến sụt lún và xâm nhập mặn, phân phối nước để mọi người có đủ nước sạch dùng
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách trồng các loại cây trồng chịu mặn, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến để giảm thiểu lượng nước sử dụng và tăng nước
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng bằng cách tuyên trồng về tác hại của nước ngập mặn cũng như giúp người dân hiểu rõ hơn và ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước
- Hướng dẫn người dân các biện pháp phòng tránh và ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn
Đặc biệt, người dân nên trang bị cho mình các thiết bị đo độ mặn để có thể kịp thời nắm bắt, nhận biết và khắc phục các tình trạng nước nhiễm mặn
Việc khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn ở miền Tây là một quá trình lâu dài cũng như đòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng đồng. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật cần có sự phối hợp với người dân để đạt hiệu quả nhất.