Giải pháp xử lý nước nhiễm mặn hiện nay
Một trong những vấn đề gây nhức nhối hiện nay tại các khu vực ven biển, đồng bằng Sông Cửu Long là tình trạng nước mặn từ biển xâm nhập vào đất liền, làm gia tăng độ mặn trong các nguồn nước ngọt.
Vậy tình trạng nước nhiễm mặn hiện nay gây ảnh hưởng gì cho bà con? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Nước nhiễm mặn là gì? Các ảnh hưởng của nước nhiễm mặn lên đời sống
Nước nhiễm mặn có thể có từ nhiều nguyên nhân khác nhau như xâm nhập mặn, sử dụng nguồn nước ngọt quá mức, tác động của biến đổi khí hậu,... Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng lên đời sống của con người như sau:
Nước nhiễm mặn là loại nước chứa hàm lượng muối cao hơn mức sử dụng bình thường, làm cho nước trở nên mặn và ảnh hưởng đến nhiều mục đích sử dụng khác nhau như sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp,.....
Nước nhiễm mặn là loại nước chứa hàm lượng muối cao hơn mức sử dụng bình thường, làm cho nước trở nên mặn và ảnh hưởng đến nhiều mục đích sử dụng khác nhau như sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp,.....
- Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt: dùng nước nhiễm mặn để ăn uống lâu dài sẽ gây nhiều bệnh về thận, tăng huyết áp,.. gây hại cho sức khỏe con người
- Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng, hệ thống rễ cây không hấp thụ đủ nước và dinh dưỡng khiến giảm năng
- Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản: thay đổi độ mặn của nước ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loài thủy sản như cá tôm, giảm năng suất và chất lượng của thủy sản
- Ảnh hướng đến cơ sở hạ tầng: nước nhiễm mặn sẽ có tính ăn mòn cao, từ đó gây hại cho các công trình, hệ thống thoát nước,...
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: thiếu nước sạch và gây nên nhiều bệnh truyền nhiễm, suy giảm chất lượng cuộc sống
2. Cách kiểm tra độ mặn của nước?
Để kiểm tra độ mặn của nước, người ta thường có nhiều cách khác nhau bằng cách sử dụng các thiết bị đo độ mặn để đo lường, sau đây là các thiết bị đo phổ biến được người dùng tin tưởng sử dụng nhiều nhất:
- Bút đo độ mặn: đây là dòng bút sử dụng các điện cực để đo độ dẫn điện của nước, độ dẫn điện này tỷ lệ thuận với nồng độ muối hòa tan. Ưu điểm của dòng này là có khả năng đo nhanh, chính xác và dễ sử dụng. Để sử dụng thiết bị này, người dùng chỉ cần nhúng điện cực của bút và nước cần kiểm tra, sẽ có kết quả hiện lên trực tiếp trên màn hình.
- Khúc xạ kế đo độ mặn: dòng thiết bị này đo độ mặn bằng khúc xạ của ánh sáng khi đi qua dung dịch, độ khúc xạ của nước thay đổi tùy thuộc vào nồng độ muối hòa tan. Thiết bị này giúp người dùng đo nhanh và chính xác, chỉ cần nhỏ 1 giọt lên lăng kính của khúc xạ kế, quan sát và đọc kết quả thang đo
- Máy đo độ mặn: để đo độ mặn bằng cách đặt đầu dò của máy sẽ được đặt vào mẫu nước cần kiểm tra, máy sẽ tự động đo và hiển thị kết quả trên màn hình nhanh chóng, người dùng có thể quan sát chính xác và dễ dàng.
3. Các giải pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả hiện nay?
Việc xử lý nước nhiễm mặn là một vấn đề cấp bách, đặc biệt là trong tình trạng khí hậu và thiếu nước ngọt ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Người dùng có thể tham khảo một vài phương pháp xử lý nước nhiễm mặn như sau:
- Thẩm thấu ngược: nguyên lý làm việc là nước nhiễm mặn sẽ được ép qua màng bán thấm với các lỗ siêu nhỏ, các phân nước tinh khiết đi qua màng trong khi các ion muối sẽ bị giữ lại. Phương pháp này có hiệu quả loại bỏ muối cao, có thể sản xuất nước uống trực tiếp. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí vận hành cao, cần nguồn năng lượng lớn
- Chưng cất: Nước nhiễm mặn được đun sôi, bay hơi và được ngưng tụ lại thành nước tinh khiết. Phương pháp này khá đơn giản, loại bỏ được hầu hết các chất ô nhiễm, tuy nhiên lại tiêu tốn năng lượng, có chi phí cao
- Trao đổi ion: sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion để hấp thụ các ion muối trong nước, thay thế bằng ion khác. Cách này hiệu quả loại bỏ ion, có thể kết hợp cùng các phương pháp khác, tuy nhiên phương pháp này không loại bỏ được các chất hữu cơ, cần tái sinh hạt nhựa định kỳ
- Điện phân: Sử dụng dòng điện một chiều để phân tách các phân tử muối thành các ion, sau đó loại bỏ ion này khỏi nước.
- Lọc màng: sử dụng các loại màng lọc khác nhau để loại bỏ các chất rắn, vi sinh vật,... tuy nhiên không loại bỏ hoàn toàn muối
Mỗi phương pháp xử lý nước nhiễm mặn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để lựa chọn được các phương pháp tối ưu, người dùng cần tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố khác nhau để lựa chọn và tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Vậy tình trạng nước nhiễm mặn hiện nay gây ảnh hưởng gì cho bà con? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!