Hiện tượng xâm nhập mặn và giải pháp hiện nay
Xâm nhập mặn đang là một vấn đề nhức nhối của bà con hiện nay vì ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống cũng như mùa vụ của bà con gây nên nhiều vấn đề nhức nhối.
Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng xâm nhập mặn này và giải pháp nhé !
1. Xâm nhập mặn là gì ?
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn từ biển hoặc đại dương xâm nhập sâu vào đất liền và đi qua các cửa sông, kênh rạch hay hệ thống ngầm, làm tăng độ mặn trong nguồn nước ngọt. Hiện tượng xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra tại các vùng ven biển, đặc biệt là trong mùa khô khi lượng nước ngọt từ sông ngòi bị giảm, không đủ để đẩy lùi dòng nước mặt từ biển vào.Đây là một hiện tượng không tốt, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho con người và môi trường. Thiếu nước ngọt sẽ làm cho hệ thống cơ thể con người bị ảnh hưởng, gây mất nước nghiêm trọng và không thể sử dụng nước cho các hoạt động vệ sinh ăn uống thường ngày.
Đặc biệt, ảnh hưởng tiêu cực đến nền nông nghiệp, làm cây cối bị hư hỏng nếu sử dụng nước mặn để tưới và chăm sóc cây trồng,
Xâm nhập mặn sẽ khiến cho chất lượng đất bị hư hỏng nặng, giảm khả năng phát triển của cây, làm cho đất trồng bị phá vỡ cấu trúc đất, tăng nguy cơ xâm nhập mặn
2. Những nguyên nhân nào gây xâm nhập mặn?
Xâm nhập mặn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo. Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:Nguyên nhân tự nhiên:
- Giảm lưu lượng nước ngọt từ sông ra biển: vào mùa khô, lưu lượng các con sông giảm đáng kể làm suy yếu áp lực của nước ngọt đẩy nước mặn ra biển, khiến nước biển dễ dàng tràn vào các cửa sông
- Thủy triều từ biển vào đất liền hoặc có những ngày mực nước biển cao bất thường
- Hạn hạn kéo dài làm cho lượng mưa giảm, gây thiếu nước ngọt cho các hệ thống sông ngòi
- Địa hình thấp tại các khu vực đồng bằng ven biển, có độ cao thấp so với mực nước biển làm nước mặn dễ xâm nhập
Nguyên nhân nhân tạo
- Khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ sản xuất và sinh hoạt khiến mực nước ngầm hạ thấp, tạo ra sự chênh lệch áp suất và hút nước mặn từ biển vào
- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng do biến đổi khí hậu làm tăng mức độ và phạm vi xâm nhập mặn, đẩy nước biển vào sâu trong đất liền
- Xây dựng đập và hồ chứa ở thượng nguồn để làm giảm lượng nước ngọt chảy về hạ nguồn, đặc biệt là tại những sông lớn khiến nước mặn dễ xâm nhập
- Phá rừng làm giảm lớp chắn tự nhiên bảo vệ đất làm nước mặn dễ xâm nhập vào
- Phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa làm suy giảm nguồn nước ngọt, gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn
3. Biện pháp chống xâm ngập mặn hiện nay?
Để đối phó với các tình trạng xâm nhập mặn hiện nay, chúng ta cần phải lưu ý nhiều vấn đề như sau:- Theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn, đặc biệt là tại các cửa biển để đối phó trong tình trạng mực nước biển dâng cao làm nước mặn xâm nhập vào
- Chống mặn cho các loại thủy sản bằng các biện pháp chống mặn cho cây trồng, theo dõi độ mặn trong môi trường nuôi liên tục
- Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước chuyên dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu, bằng cách lưu trữ và tiết kiệm nguồn nước ngọt
Sử dụng các thiết bị đo độ mặn và bút đo độ mặn để xác định và đánh giá được độ mặn trong nước, từ đó đưa ra nhiều biện pháp xử lý mặn xâm nhập tốt hơn.