Cách xác định hàm lượng muối trong thực phẩm với máy đo độ mặn
Vì sao phải xác định hàm lượng muối trong thực phẩm
Muối là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Mà nguồn muối từ thức ăn động vật nhiều hơn trong thức ăn thực vật. Thường khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta nhiều muối hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể. Nên theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, mỗi ngày một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn từ 6-10g muối (khoảng dưới 2 muỗng cà phê muối một ngày).
Hàng ngày, tất cả mọi người đều ăn những thực phẩm chưa muối như: cá ướp muối, dưa cà muối, các loại mắm, đồ hộp, món canh, xào, kho mặn, mắm muối chấm trên bàn ăn, nước uống có muối,… Những người lao động thể lực nặng, thời tiết nắng nóng,… mất nhiều muối qua mồ hôi thì cần được bổ sung trở lại lượng muối này qua thức ăn (nêm canh, xào, chấm thêm muối hay nước chấm trên bàn ăn hoặc ăn cà muối, dưa muối, cá muối).
>> Xem thêm: máy đo độ mặn thực phẩm
Muối có vai trò rất quan trọng trong cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá lượng muối thì sẽ gây ra hiệu ứng không tốt. Việc ăn mặn nhiều muối thường xuyên lúc còn trẻ sẽ sinh ra bệnh liên quan tới bệnh tăng huyết áp. Lượng muối ăn dư thừa trong cơ thể sẽ dần dần được thải qua thận (Na niệu tăng) và thận phải tăng hoạt động liên tục, trong khi Na còn ở trong cơ thể sẽ giữ nước làm mệt tim phải vận chuyển một khối lượng máu tăng. Nếu thận kém không lọc máu để loại bớt Na được, nếu tim yếu không chuyển được máu về thận,… thì cơ thể sẽ giữ nước lại, gây phù nhẹ ở mu bàn chân, ở mặt rồi ở bụng. Vì vậy đối với người bệnh tim, bệnh thận cần hạn chế ăn nhiều muối, ăn muối đủ hàm lượng.
Hầu hết các loại thực phẩm đều có muối natri hòa tan, có thể là tự nhiên hoặc được thêm trong quá trình nấu nướng và chế biến. Muối ăn có công thức là natri clorua (NaCl) là một dạng phổ biến nhất của natri. Nó được tạo thành từ 40% natri và 60% clorua và thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong đóng gói hoặc chất bảo quản. Một số nguồn natri khác được thêm vào trong thực phẩm là monosodium glutamate (MSG), natri nitrit, natri saccharin, baking soda (sodium bicarbonate) và sodium benzoate.
Nồng độ muối có trong thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Natri là một khoáng chất thiết yếu cần thiết để cơ thể kiểm soát huyết áp và giúp các dây thần kinh, cơ bắp hoạt động tốt. Tuy nhiên, lượng natri cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như huyết áp cao, các bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh liên quan đến mạch máu. Vì vậy, biết được hàm lượng natri trong thực phẩm và kiểm soát chúng là việc hết sức quan trọng để ngăn và phòng bệnh.
Để xác định hàm lượng natri trong mẫu thực phẩm, bạn có thể dùng các loại máy đo độ mặn cầm tay, bút đo độ mặn, khúc xạ kế đo độ mặn sẽ là giải pháp đo lường nhanh chóng, chính xác, đơn giản nhất.
>> Có thể bạn nên xem ngay: Hướng dẫn sử dụng máy đo độ mặn horiba B 721
Phương pháp đo độ muối với máy đo độ mặn thực phẩm
Trong bài viết này, chúng tôi xin sử dụng bút đo độ mặn B-721 để đo độ mặn thực phẩm để làm mẫu nhé!
May do do man B-721 có thiết kế nhỏ gọn để đo ion Natri để tính nồng độ muối NaCl một cách chính xác với thương hiệu từ Horiba - Nhật Bản. Và cách đo độ mặn với B-721 như sau:
-
Đầu tiên, bạn hãy chắc chắn bạn đã vào chế độ hiệu chuẩn 2 điểm của bút. Hiệu chuẩn theo hướng dẫn sử dụng dung dịch chuẩn ion Natri 150ppm và 220ppm
-
Bước 2, Chuẩn bị mẫu và đo các mẫu chất lỏng như súp, nước sốt, nước mặn, đồ uống,… hay bất kỳ mẫu thực phẩm nào mà bạn muốn xác định nồng độ muối. Bạn có thể được đo trực tiếp trên cảm biến của máy. Nếu các mẫu có nồng độ ion vượt quá khoảng đo có thể pha loãng mẫu với nước khử ion.
-
Lưu ý: Mẫu rắn như khoai tây chiên, pho mát,… phải được xay hoặc nghiền nát trong máy xay sinh tố mới đo được nồng độ muối. Mẫu nghiền nát một cách chính xác, sau đó thêm nước cất hoặc nước khử ion (ví dụ: 5 gam mẫu trong nước DI 100ml).
-
Sau khi đo rửa điện cực với dung dịch làm sạch và nước. Nếu cảm biến bị bẩn bởi mẫu hãy nhỏ vài giọt chất tẩy lên cảm biến và để 5 đến 30 phút. Rửa lại cảm biến với nước và làm khô với giấy mềm. Tiếp sau đó, bạn hãy nhúng cảm biến vào dung dịch chuẩn 2000ppm từ 10 phút đến 1 tiếng chuẩn bị cho lần đo tiếp theo.
Thực phẩm có chứa lượng muối khác nhau. Đối với thực phẩm chế biến hoặc đóng gói, natri được liệt kê theo miligam (mg) trên bao bì thực phẩm chứ không phải muối. Để tính toán thành phần natri và muối (NaCl) trong các mẫu thực phẩm từ kết quả đo, có thể sử dụng các loại máy đo độ mặn giá rẻ chuyên dụng.
Như vậy, tóm lại, việc xác định hàm lượng muối trong thực phẩm với máy đo độ mặn là rất cần thiết để bạn và các thành viên trong gia đình mình có một sức khỏe tốt nhất.
Hiện nay, tại Siêu thị Hải Minh đang bán may do do man với đa dạng mẫu mã, được nhập khẩu chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng, cho chỉ số đo chính xác và nhanh chóng với giá thành phải chăng. Nếu bạn nhận ra thiết bị này có vai trò quan trọng với mình thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số máy 0932 196 898 để được tư vấn và đặt mua hàng sớm nhất nhé!