Cách sử dụng máy đo độ mặn cầm tay trong ao nuôi tôm
Người nuôi cần phải kiểm tra thường xuyên độ mặn trong ao nuôi tôm để kiểm soát chất lượng nước, đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho con tôm. Do đó việc sử dụng máy đo độ mặn cầm tay trong ao nuôi tôm là rất cần thiết. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một vài thông tin về độ mặn phù hợp trong ao nuôi hay sử dụng thiết bị đo nào cũng như cách sử dụng trong bài viết dưới đây.
Ảnh hưởng của độ mặn đến tôm nuôi
Độ mặn giữa vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa lại áp suất thẩm thấu giữa nước và nguyên sinh chất của tôm. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến độ PH, kiềm, khả năng sinh trưởng của loài tôm.
Khi độ mặn vượt quá giới hạn thích ứng của tôm nuôi, gây ra các phản ứng sốc đến cơ thể làm giảm đi khả năng kháng bệnh. Ngược lại nếu độ mặn bị giảm đột ngột cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tôm, tôm có thể bị sốc và dễ cảm nhiễm vi khuẩn có trong ao nuôi.
Độ mặn trong ao nuôi tôm tăng khá lá nhanh do hiện tượng bốc hơi nước cũng như giảm đột ngột khi trời mưa. Vì thế mà để đảm bảo được độ mặn trong ao nuôi tôm người nuôi phải luôn cần kiểm tra thường xuyên độ mặn trong ao.
Sử dụng thiết bị đo độ mặn cho ao nuôi tôm
Kiểm tra độ mặn thường xuyên ao tôm giúp người nuôi kiểm soát được độ mặn ao để các biện pháp điều chỉnh chất lượng nước kịp thời. Và máy đo độ mặn cầm tay sẽ giúp người nuôi đo được chính xác độ mặn của ao nuôi.Có thể sử dụng các mẫu máy đo độ mặn như máy Hanna HI98203, khúc xạ kế đo độ mặn Atago Master- S28M…
Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng Khúc xạ kế đo độ mặn Atago Master- S28M làm mẫu để thực hiện việc đo độ mặn trong ao nuôi tôm, cụ thể như sau:
-
Dùng dung dịch nước cất tiến hành nhỏ lên mặt lăng kính của máy, đậy nắp kính quan sát nền xanh của máy đã về vị trí 0.000 hay chưa, nếu vẫn chưa hãy dùng tua vít để chỉnh lại về mức giá trị 0.000.
-
Nhỏ từ 1 đến 2 giọt dung dịch vần đo lên lăng kính máy, đậy nắp chắn sáng lại. Lưu ý nước cần phủ đều trên bề mặt lăng kính.
-
Đưa thiết bị gần mắt để quan sát, đọc số ngay trên thang đo và điều chỉnh tiêu cự để thấy rõ kết quả đo được. Dùng xong nên lau khô lại bằng giấy thấm (Không sử dụng giấy cứng, khô để làm xước mặt kính), lưu ý không để khúc xạ kế bị ướt.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết cách bảo quản thiết bị máy đo nồng độ mặn cầm tay trong hộp đựng và để nơi thoáng mát. Để bạn có thể tham khảo, Hải Minh cũng cung cấp thêm mức độ phù hợp của độ mặn trong ao nuôi tôm. Độ mặn luôn được tính bằng đơn vị phần ngàn (ppt) và mỗi loại tôm hay giai đoạn sinh trưởng sẽ có yêu cầu khác nhau về độ mặn, cụ thể:
-
Tôm sú: Chịu được độ mặn từ 3 đến 45 ppt, độ mặn lý tưởng cho loài tôm này là 15 đến 20 ppt và biến động trong ngay không được quá 5 ppt.
-
Tôm thẻ chân trắng: Chịu được mức mặn từ 2 đến 40 ppt, độ mặn lý tưởng là 32 đến 33 ppt.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm kiến thức về độ mặn cũng như thông tin hữu ích về Máy đo nồng độ mặn trong ao hồ. Cần mua sản phẩm bạn chỉ cần liên hệ đến Hải Minh theo Hotline 0932.196.898 - 0909.722.139, Hải Minh sẵn sàng giúp bạn lựa chọn được sản phẩm tốt nhất.