Top 3 máy đo độ dày kim loại bán chạy nhất năm 2018

Siêu thị Hải Minh xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết về nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày kim loại đo bằng sóng siêu âm và Top 3 máy đo độ dày vật liệu bán chạy nhất năm 2018.

Siêu thị Hải Minh xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết về nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày kim loại đo bằng sóng siêu âm và Top 3 máy đo độ dày vật liệu bán chạy nhất năm 2018. Cụ thể chi tiết như thế nào hãy cùng Hải Minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đo độ dày vật liệu kim loại bằng phương pháp siêu âm là một trong những kỹ thuật giúp kiểm tra được độ dày chính xác mà không cần phá hủy hay tác động khác đến vật cần đo.

Sóng siêu âm là gì?

Sóng siêu âm chính là năng lượng âm ở tần số cao hơn giới hạn mà con người có thể nghe được. Sóng siêu âm có thể được tạo trên dải băng tần rộng. Loại âm thanh nghe thấy được phải xuất hiện ở dải tần số thấp với giới hạn > 20000 chu kỳ/giây (20 Kilohertz).

Phần lớn việc kiểm tra sóng siêu âm được thực hiện ở trong dải tần số giữa 500 KHz – 20 MHz. Tuy một số thiết bị đo chuyên dụng có thể sử dụng các tần số thấp hơn đến 50 KHz hay thấp hơn, hoặc tới 225 MHz. Dù ở bất kỳ tần số nào sóng siêu âm đều truyền qua môi trường không khí hoặc các vật kim loại theo định luật cơ bản vật lý về sống.

Máy đo độ dày vật liệu

Nguyên tắc hoạt động của máy đo chiều dày kim loại?

Nguyên tắc hoạt động của máy đo độ dày vật liệu kim loại bằng cách đo chính xác thời gian sóng âm được tạo ra bởi phần đầu dò siêu âm truyền qua độ dày của vật cần đo. Bởi sóng âm phản xạ từ mặt phân cách giữa 2 vật liệu khác nhau, do đó việc kiểm tra sẽ được thực hiện 1 bên theo kỹ thuật xung vọng, thiết bị chuyên dụng đo sẽ đo thời gian truyền vào vật cần đo và phản xạ mặt đáy quay lại phần đầu dò.

Máy đo độ dày vật liệu kim loại được lập trình với vận tốc âm trong vật liệu, chiều dày vật liệu được tính bằng công thức toán học đơn giản là T = (V) x (t/2). Mọi vật liệu đều truyền sóng âm với những vận tốc khác nhau, nhanh với vật liệu cứng, chậm nêu vật liệu mềm hơn. Vận tốc thay đổi đáng kể so với nhiệt độ.

Đầu dò gồm biến áp điện tử được kích hoạt bởi xung lực điện ngắn tạo ra xung sóng âm. Khi sóng âm truyền vào chi tiết kiểm tra đến khi đập vào mặt đáy hay mặt phân cách khác phản xạ trở lại đầu dò. Đầu dò chuyển năng lượng âm thành năng lượng điện. Thời gian truyền khoảng vài phần tiệu giây.

Đầu dò có nhiều loại khác nhau để phù hợp với từng trường hợp đo, cụ thể:

  • Đầu dò tiếp xúc: Đầu dò được sử dụng phổ biến nhất, đầu dò tiếp xúc trực tiếp với vật liệu kim loại cần đo.

  • Đầu dò trễ: Thường được sử dụng để do những vị trí khó tiếp cận trong quá trình đo.

  • Đầu dò nhúng: Chúng được sử dụng để đo những sản phẩm chuyển động dây truyền, phép đo quét…

  • Đầu dò kép: Loại đầu dò này chủ yếu được sử dụng để đo ở các bề mặt thô ráp và ăn mòn.

Top 3 máy đo độ dày vật liệu bán chạy nhất năm 2018

1/ Máy đo chiều dày vật liệu PCE-TG 250

Máy đo chiều dày vật liệu PCE-TG 250 (dùng sóng siêu âm tần số 5 MHz) là một thiết bị dễ sử dụng và cho phép đo chính xác về độ dày vật liệu. Vận tốc âm thanh được sử dụng có thể điều chỉnh dùng cho thiết bị này, nó làm cho việc đo lường các vật liệu khác nhau như thép, nhôm, thủy tinh và nhựa tiêu chuẩn. Thiết bị này có thể thực hiện đo cho bề dày bể, ống và vật liệu khác nhau.

Máy đo chiều dày vật liệu PCE-TG 250

Đặc điểm:

  • Bộ nhớ kết quả đọc: 500 kết quả

  • Tự động tắt sau 3 phút nếu không hoạt động.

  • Có thể điều chỉnh vận tốc âm thanh để đo các vật liệu khác nhau.

  • Có cảnh báo giới hạn đo.

  • Chuẩn tại 1 hoặc 2 điểm.

2/ Máy siêu âm độ dày vật liệu PCE-TG100

PCE - TG100 là máy siêu âm độ dày vật liệu xác định độ dày của kim loại, thủy tinh, nhựa và các vật liệu đồng nhất khác chỉ trong vài giây. Ngoài ra, còn có thể đo độ dày của tường hoặc các vật liệu khác nhau.

Máy siêu âm độ dày vật liệu PCE-TG100

Đặc điểm ưu việt:

  • Với đầu đo cảm biến 5 MHz (lên đến 400°C)

  • Độ phân giải 0.1mm

  • Màn hình hiển thị 4 chữ số LCD

  • Có hiển thị mức pin

  • Tự động hiểu chỉnh

  • Tấm hiệu chuẩn bằng thép 3.0 mm

  • Màn hình nền sáng

3/ Máy đo độ dày kim loại Huatec TG 2910

Máy đo độ dày kim loại TG-2910 là một thiết bị được sản xuất bởi hãng Huatec. Máy có thể được sử dụng để đo chiều dày ăn mòn và bình áp lực, nồi hơi, bể chứa dầu, thiết bị hóa chất. Và thường được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí, đóng tàu, nhà máy điện và sản xuất máy.

Máy đo độ dày kim loại Huatec TG 2910

Đặc tính kỹ thuật của máy:

  • Hãng sản xuất: Huatec

  • Loại máy: Máy đo chiều dày kim loại

  • Phạm vi đo (mm): 225mm

  • Vận tốc sóng âm (m/s): 9000

  • Độ chính xác: 0.5%

  • Độ hiển thị: 0.01

  • Nhiệt độ vật đo: 45

Những thông tin cung cấp trong bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn về nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày kim loại cũng như các kiến thức về top 3 máy đo độ dày kim loại tốt nhất 2018. Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết.

Mọi thông tin chi tiết, quý khách có thể gọi đến 0902 787 139 - 0932 196 898 - 0909722139 để được tư vấn tận tình, báo giá chu đáo, chi tiết hơn nhé! 

Thông tin khác

Gọi ngay: 0869.382.229 Send email