Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng máy phát điện
Máy phát điện là chiếc máy không thể thiếu với các cao ốc văn phòng, khu chung cư, công ty, các cơ quan nhà nước, xưởng sản xuất… để đảm bảo duy trì hoạt động và đảm bảo công việc không bị gián đoạn. Để một chiếc máy phát điện hoạt động tốt, không gặp trục trặc khi cần vận hành thì quy trình duy tu, bảo dưỡng là khâu hết sức quan trọng. Vậy quy trình này gồm các công đoạn nào? Công việc cần làm là gì? Bài viết sau siêu thị Hải Minh sẽ tổng hợp và gửi đến các bạn những thông tin cơ bản dễ nắm bắt nhất.
Các chế độ bảo dưỡng được chia thành 4 nhóm tuần tự là A-B-C-D dựa theo thời gian hoạt động của máy phát điện (MPĐ).
1. Bảo dưỡng chế độ A
Thời gian: Định kỳ 6 tháng/lần ở chế độ dự phòng (sau 6 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng hoặc sau 250 giờ hoạt động bình thường).
Kiểm tra chung:
- Kiểm tra báo cáo chạy máy, bao gồm hiển thị của các nút trên bảng điều khiển, tình trạng máy chạy có quá ồn hay xả quá nhiều khói...
- Kiểm tra động cơ, có xuất hiện các hiện tượng như rò rỉ nhớt, dầu, nước làm mát.
- Kiểm tra các thông số đồng hồ và hệ số an toàn, gồm: áp lực nhớt, tiếng động lạ, hệ thống khí nạp – xả, hệ thống ống thông hơi, độ căng đai và tình trạng cánh quạt.
Mô tả công việc:
- Thay bộ lọc nhớt, bộ lọc nhiên liệu.
- Vệ sinh bộ lọc gió.
- Lưu ý: Tối đa 1000 giờ hoạt động sẽ tiến hành bảo dưỡng chế độ A.
2. Bảo dưỡng chế độ B (tiểu tu)
Thời gian: 500 giờ hoặc 12 tháng ở chế độ dự phòng (hoặc từ 2 -5 năm hoạt động ở chế độ dự phòng)
Kiểm tra và bảo trì động cơ:
- Lặp lại các bước ở chệ độ A
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, thiếu phải châm thêm.
- Kiểm tra hệ thống lọc khí, gồm đường ống cứng – mềm, các mối nối, bộ hiển thị áp lực và thay quạt gió nếu cần.
- Kiểm tra bộ phận tản nhiệt, cánh quạt và dấu hiệu nứt gãy quanh máy.
- Thay mới: nhớt, lọc nhớt, nước làm mát
- Lưu ý: thời gian bảo dưỡng giao động từ 1000 đến 2000 giờ hoạt động
Hình ảnh: máy phát điện Hữu Toàn
3. Bảo dưỡng chế độ C (trung tu lần 1)
Thời gian: 2000 giờ hoặc 4 – 7 năm hoạt động ở chế độ dự phòng
Mô tả công việc:
· Làm sạch động cơ
· Điều chỉnh khe hở xúp bắp và béc phun
· Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ, bôi mỡ, tra dầu chi tiết cần thiết
· Thay mới bình điện nếu cần
· Kiểm tra độ cách điện
· Thay phụ tùng cần thiết (nhớt, nhiên liệu, bộ lọc nước, dây curoa phần trục, nước làm mát)
Lưu ý: Phải dùng dụng cụ chuyên dụng
4. Bảo dưỡng chế độ D (trung tu lần 2)
Thời gian: 6000 giờ hoặc 7 – 10 năm hoạt động ở chế độ dự phòng
Công việc cần làm: đây là chế độ phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhất
- Lặp lại chế độ bảo dưỡng C
- Làm sạch động cơ
- Kiểm tra, thay mới, điều chỉnh hệ thống làm mát theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu
- Thay: nước làm mát, lọc nhiên liệu và lọc nhớt (ưu tiên); bộ sửa chữa bơm nước, bơm nhớt bôi trơn và bộ sửa Puli trung gian (nếu cần).
- Sau cả 4 chế độ trên, sẽ là đại tu MPĐ, đây là giai đoạn bạn nên cân nhắc đầu tư một chiếc máy mới, có công nghệ mới, tiết kiệm và thân thiện môi trường hơn.
Trên đây là những chia sẻ của siêu thị Hải Minh giúp người dùng bảo dưỡng máy phát điện hiệu quả. Hãy liên hệ siêu thị Hải Minh nếu có nhu cầu chọn mua hay cần được tư vấn về sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm:
Mẹo hay giúp tiết kiệm nhiên liệu cho máy phát điện
Kinh nghiệm mua và sử dụng máy phát điện Diesel.
Hướng dẫn lắp đặt máy phát điện gia đình an toàn, đúng cách