Máy đo độ dày vật liệu giá rẻ sử dụng những loại đầu dò nào?
Công dụng chính của máy đo độ dày vật liệu giá rẻ là xác định, kiểm tra độ dày của các vật thể làm từ các tấm vật liệu như: thủy tinh, kim loại,… Máy hoạt động dựa trên hiện tượng phản xạ của sóng siêu âm. Trong môi trường đồng nhất, sóng siêu âm truyền thẳng và bị phản xạ ngược lại khi gặp bề mặt chắn sóng.
Máy sẽ sử dụng các số liệu về bước sóng, thời gian truyền sóng để xác định được quãng đường mà sóng siêu âm truyền đi, cũng chính là bề dày của tấm vật liệu. Với cơ chế hoạt động như trên, thì bộ phận quan trọng nhất của máy đo độ dày vật liệu chính là nơi có thể phát ra sóng siêu âm và xác định chính xác thời gian sóng truyền đi. Bộ phận này có tên gọi là đầu dò. Hãy cùng điểm qua chức năng của đầu dò cũng như liệt kê các loại đầu dò được sử dụng phổ biến hiện nay.
Tìm hiểu về đầu dò của máy đo độ dày vật liệu giá rẻ
Như đã trình bày ở trên, đầu dò là bộ phận quan trọng nhất, thực hiện chức năng cơ bản nhất của máy đo độ dày vật liệu. Cấu tạo đầu dò gồm các biến tử áp điện. Chúng được kích hoạt bởi các xung điện ngắn để có thể phát ra sóng siêu âm.
Khi ta dùng máy đo độ dày vật liệu, đầu dò phát ra sóng siêu âm truyền đi xuyên qua tấm vật liệu. Đến khi gặp mặt chắn, sóng sẽ ngay lập tức phản xạ lại đầu dò trong thời gian rất ngắn. Máy sẽ nhận được các số liệu cần thiết, tính toán theo lập trình và cho ra kết quả đo đạc.
>> Video Giới thiệu Máy đo độ dày vật liệu MT 150
Những loại đầu dò thường được máy đo độ dày vật liệu giá rẻ sử dụng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đầu dò được dùng cho máy đo độ dày vật liệu giá rẻ, dưới đây là 4 loại đầu dò đang phổ biến nhất:
-
Đầu dò tiếp xúc: Loại đầu dò này khi được gắn vào mày đo độ dày vật liệu sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt tấm vật liệu cần đo. Đây là kiểu đầu dò được sử dụng nhiều nhất bởi tính đơn giản, trực tiếp, cho kết quả chính xác nhất.
-
Đầu dò nhúng: Loại đầu dò này truyền sóng siêu âm vào vật liệu thông qua môi trường nước như: cột nước, bể nước,… được sử dụng nhiều cho việc đo độ dày các vật thể dịch chuyển theo dây chuyền.
-
Đầu dò trễ: Cấu tạo của đầu dò này có một phần trễ ra, có tác dụng cách nhiệt, bảo vệ đầu dò, dùng để đo các vật thể trong môi trường có nhiệt độ cao.
-
Đầu dò kép: Loại đầu dò này được sử dụng để đo độ dày trong môi trường có tính ăn mòn cao như axit, nước biển,… Tuy nhiên, loại đầu dò này cho kết quả có độ chính xác thấp hơn các loại còn lại.
Hiểu biết đầy đủ, chính xác về các loại đầu dò và tầm quan trọng của nó đối với công tác đo đạc sẽ là cơ sở để bạn lựa chọn loại đầu dò phù hợp, đồng thời bảo quản tốt cho chiếc máy đo độ dày vật liệu của mình.
Ngay khi có nhu cầu mua máy đo độ dày vật liệu giá rẻ, quý khách hãy gọi đến số máy 0932 196 898 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>> Báo giá máy đo độ dày kim loại bán chạy nhất Siêu thị Hải Minh
>> MÁY ĐO ĐỘ DÀY VẬT LIỆU GIÁ RẺ CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?