Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng máy đo độ cứng vật liệu

Máy đo độ cứng vật liệu được sử dụng rất phổ biến hiện nay trên thị trường, thường xuyên sử dụng nhưng đa số người dùng chưa biết lắp đặt máy sao cho đúng, cùng xem hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt máy đo độ cứng.
Máy đo độ cứng là thiết bị hiện đại đánh dấu bước phát triển mới trong công nghệ máy móc, được ứng dụng để đo độ cứng các loại vật liệu khác nhau, từ đó đánh giá độ bền của vật liệu sử dụng. Để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả thì cần phải biết lắp đặt và sử dụng máy đo độ cứng vật liệu đúng cách.
 
Máy đo độ cứng kim loại Mitech MH180

Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng máy đo độ cứng vật liệu

Máy đo độ cứng vật liệu được sử dụng rất phổ biến hiện nay trên thị trường, thường xuyên sử dụng nhưng đa số người dùng chưa biết lắp đặt máy sao cho đúng, cùng xem hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt máy đo độ cứng.
Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi lắp đặt gồm khóa lục giác, vít đầu rãnh chữ thập và khóa điều chỉnh.
Trước khi tiến hành các thao tác, người dùng cần kiểm tra bề mặt bàn để máy phải cứng, vững và không bị rung khi thực hiện công việc lắp ráp. Tiến hành lắp ráp máy đo độ cứng theo các bước sau:
Bước 1: Đặt máy lên bề mặt bàn
Bước 2: Quan sát sẽ thấy 4 lỗ ở phần đáy máy, lắp ráp 4 vít trước và sau để điều chỉnh cần bằng.
Bước 3: Tháo bỏ phần dây buộc, phần dây này được buộc để cố định cần gạt của máy đảm bảo khi thay đổi đường quang học.
Bước 4: Lấy kính hiển vi đo lường trong hộp phụ kiện để lắp vào trong ống thị kính, sau đó tiếp tục lắp kết nối các bộ tương tác mã hóa  ENCODER mặt bên của thân máy. Lưu ý lắp ghép cẩn thận và chính xác để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng máy đo độ cứng vật liệu.
Bước 5: Sử dụng núm vặn để di chuyển 2 trục vít, bộ phận này được dùng để bảo vệ trục đỡ trong quá trình di chuyển.
Bước 6: Xoay núm vặn ngược chiều kim đồng hồ để di chuyển, sau đó tiến hành lắp ghép đồ gá vào lỗ trục đỡ.
Bước 7: Đặt bộ phận đo mức lên trên đồ gá của máy đo độ cứng, sau đó tiến hành điều chỉnh 4 vít để kiểm tra độ cân bằng.
Bước 8: Mở tấm phủ và loại bỏ phần bảo vệ cần gạt để sử dụng xoay nút vặn chọn tải theo yêu cầu.
Bước 9: Loại bỏ túi chống nước bên trong, sau đó tiếp tục lắp ráp quả nặng vào máy, đặt lại tấm phủ lên trên và phía sau, siết chặt các vít.
Bước 10: Đảm bảo rằng nguồn điện của máy đo đang ở trạng thái Off, sử dụng dây cáp nguồn đi kèm theo trong hộp phụ kiện để kết nối với nguồn điện.
Bước 11: Để mở máy thì bật công tắc nguồn đến vị trí chữ I, chọn bộ lọc để sử dụng và làm sạch bề mặt mũi đo.
Bước 12: Kiểm tra khối chuẩn, sau khi lắp đặt và sử dụng, tắt máy thì bật công tắc nguồn về vị trí Off, dùng lớp vải chắn bụi để bao phủ máy.

 
Máy đo độ cứng vật liệu Mitech MH180

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy đo độ cứng vật liệu

Trước khi kết nối phích cắm của máy đo độ cứng, người dùng cần phải kiểm tra nguồn điện sử dụng có phù hợp với nguồn điện của máy hay không.
Nếu không phù hợp thì cần phải thay đổi điện thế cài đặt, thực hiện thao tác trong phần “ Setting Power”, người dùng cần lưu ý kiểm tra cẩn thận để không gây hư hỏng máy và đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy đo.
Những hướng dẫn và lưu ý trên giúp người dùng lắp đặt và sử dụng máy đo độ cứng vật liệu đúng tiêu chuẩn, máy hoạt động tốt và tiết kiệm chi phí.


Siêu thị Hải Minh là đơn vị chuyên bán máy đo độ cứng, thiết bị đo độ cứng giá rẻ hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng, giao hàng miễn phí bảo hành tận nơi trên toàn quốc.

Thông tin khác

Review máy đo độ cứng kim loại cầm tay PCE - 2500

Review máy đo độ cứng kim loại cầm tay PCE - 2500

Một trong những thương hiệu nổi tiếng cung cấp sản phẩm máy đo độ cứng chính là hãng PCE của nước Anh. Máy đo độ cứng kim loại PCE – 2500 được thiết kế với nhiều đặc tính hiện đại cùng nhiều ưu điểm nổi bật
Gọi ngay: 0869.382.229 Send email