Các lỗi thường gặp khi dùng máy in hóa đơn và cách khắc phục (phần 1)
Để khắc phục lỗi máy in bill, máy in hóa đơn không in được, bạn hãy làm theo những cách sau:
A. Lỗi phần cứng
1. Lỗi điện không vào máy in hóa đơn
Với trường hợp, bạn đã cắm nguồn vào máy in hóa đơn và đã bật công tắc rồi mà điện vẫn không vào trong máy in hóa đơn.
Khắc phục: Bạn cần xem lại dây nguồn của máy in hóa đơn bằng cách rút dây nguồn mới và tìm dây nguồn phù hợp, thường thì đều giống sạc pin máy tính. Nếu vẫn không được có lẽ bạn đã hỏng sạc pin (adapter) rồi. Vậy thì bạn hãy tìm mua lại sạc pin mới cho máy in hóa đơn. Lỗi này thường xảy ra với những máy in bill cũ, máy in hóa đơn cũ.
2. Máy in hóa đơn hết giấy in
Khi máy in hóa đơn, máy in bill hết giấy sẽ có dấu hiệu máy kêu tít tít, nút đỏ sáng. Lúc này bạn cần cho giấy in hóa đơn vào trong máy vì máy đang báo hết giấy nhé! Nhớ lắp đúng khổ giấy của từng máy in hóa đơn, máy in bill mà bạn sử dụng.
3. Máy in không tự động cắt giấy khi in ấn
Lỗi này chỉ xảy ra với máy in hóa đơn khổ K80. Còn máy in hóa đơn khổ K57 không có tính năng cắt giấy tự động. Với lỗi này bạn có thể khắc phục bằng cách: Tháo cái nẫy nắp của máy in, bạn sẽ thấy 1 cái bánh răng, các bạn quay bánh răng theo chiều kim đồng hồ sao cho cái dao cắt phía bên trái nó tụt lại. Khi dao cắt tụt lại thì bạn nhấn nút mở giấy thì máy in sẽ mở nắp ra. Sau đó bạn tiến hành lắp ráp lại máy in hóa đơn rồi in thử.
4. Cổng kết nối của máy in hóa đơn bị lỗi
Nếu cổng kết nối của bạn bị gỉ hoặc bị lỏng trong quá trình in ấn thì bạn có thể thay cổng mới hoặc thay main mới cho máy in hóa đơn (nếu cổng gắn vào main)
B. Lỗi phần mềm
Một số lỗi phần mềm mà khách hàng nên lưu ý:
1. Cắm nhầm cổng kết nối
Bạn cắm nhầm các cổng kết nối giữa máy tính với máy in. Máy in hóa đơn có 4 cổng chính là: cổng nguồn, cổng kết nối với ngăn kéo đựng tiền, cổng USB và cổng mạng Lan hoặc cổng RS232. Bạn nên cắm lại cho đúng để máy in hóa đơn hoạt động được.
2. Máy bị cài nhầm driver
Cũng có thể bạn cài lại win máy tính và phải cài lại driver nhưng cài xong rồi máy không chạy được. Như vậy driver của máy in đó không đúng hoặc có vấn đề. Hãy xin lại driver từ nhà cung cấp để máy hoạt động ổn định và nhanh chóng hơn.
Trên đây là cách khắc phục cho máy in hóa đơn bị lỗi khi sử dụng nhằm mang đến hiệu quả và năng suất công việc hơn. Hy vọng bài viết trên đã mang đến nguồn kiến thức cũng như các kinh nghiệm hữu ích nhất cho bạn khi dùng máy in hóa đơn.
Xem thêm: Các lỗi thường gặp khi dùng máy in hóa đơn và cách khắc phục (phần 2)