Cách xử lí khi máy in nhãn, máy in mã vạch bị lỗi
Máy in nhãn là dòng máy chuyên dụng, dùng để in mã vạch, tem nhãn với tốc độ nhanh, độ bền cao, đáp ứng được nhu cầu công việc. Trong quá trình sử dụng, máy in nhãn, máy in mã vạch sẽ xảy ra những lỗi gây ảnh hưởng đến công việc in nhãn cũng như chất lượng nhãn được in ra. Vậy có những lỗi máy in nhãn thường gặp nào và cách xử lí ra sao, quý khách hàng có thể theo dõi qua bài viết sau.
-
Máy in báo lỗi Media Out
Nguyên nhân 1: Do lắp giấy vào không cách.
Cách khắc phục: Tháo giấy ra và bỏ vào đúng cách (nằm dưới thanh nhựa màu đen).
Nguyên nhân 2: Chọn chế độ máy in trong máy không đúng với giấy in thực tế.
Cách khắc phục: Nếu giấy in có các khoảng hở giữa những con tem thì chọn chế độ in trong driver máy in là Label Gap. Nếu giấy in là loại giấy liên tục không có khoảng hở thì chọn chế độ Disabled hay Continuous…
-
Máy in mã vạch báo lỗi Ribbon Out
Nguyên nhân 1: Do lắp hộp mực bị sai, không đúng quy định
Cách khắc phục: Tháo hộp mực ra và lắp lại.
Nguyên nhân 2: Trục gắn mực có thể không xoay được do bị siết quá chật hay lõi cuộn mực quá lỏng không vừa với trục xoay.
Cách khắc phục: Dùng vít để vặn nới lỏng trục gắn mực.
-
Nhãn in khi in ra bị mất chữ, không rõ
Nguyên nhân: Do đầu in chưa được ép sát với giấy in hoặc độ ép nhiệt quá thấp.
Cách khắc phục: Mở đầu in lên và đóng lại thật. Nếu vẫn chưa được thì tăng nhiệt độ máy in lên.
-
Nhãn in không đúng kích thước
Nguyên nhân: Do máy in chưa hiểu giấy, hoặc chọn và định trang giấy in chưa đúng.
Cách khắc phục: Reset giấy bằng cách tắt máy in, sau đó ấn giữ nút PAUSE và mở nguồn lên, khi nào giấy chạy ra thì buông tay. Nếu FEED mà giấy chạy ra đúng 1 con tem nhưng khi in vẫn bị bỏ tem thì vào máy in và phần mềm in nhãn xem và định lại trang giấy in cho đúng với kích thước trang giấy in.
-
Lỗi không nhận giấy
Nguyên nhân 1: Lỗi phần cứng tức là bộ phận soi giấy có thể do bụi giấy đóng vào hoặc trong quá trình làm việc bị hở mạch hay cháy do hoạt động quá nhiều.
Cách khắc phục: Vệ sinh máy 1 lần mà vẫn không hết lỗi thì bạn chỉ cần đem lại hệ thống bảo hành để thay "mắt đọc giấy" thì thiết bị sẽ hoạt động bình thường .
Nguyên nhân 2: Do phần mềm bị lỗi khi cài đặt vào hệ thống máy tính có thể do đã chọn nhầm driver của máy in.
Cách khắc phục: Đến cửa hàng hay hệ thống bảo hành để được lắp đặt lại phần mềm tích hợp vào máy tính.
-
Lỗi đầu in - in ra mã vạch bị xước, không đều
Nguyên nhân: Do tính dễ hư hỏng của đầu in mã vạch vì sử dụng với cường độ cao hoặc với loại giấy hoặc mực không tương thích thì đầu in mã vạch rất dễ bị hư hỏng, trầy xước, sẽ cho ra những mã vạch có những đường xước nhỏ li ti.
Cách khắc phục: Lau chùi sơ bằng vải bông mềm hoặc thay 1 đầu in mã vạch mới .
Trên đây là một số lỗi phổ biến thường gặp khi sử dụng máy in nhãn hiện nay. Qúy khách hàng có thể tham khảo và bỏ túi các phương pháp khắc phục trên cho mình để có thể xử lí kịp thời khi gặp tình huống tương tự.