Bạn đã biết cách thu gọn vòi chữa cháy đúng cách chưa?

Trong công tác phòng cháy chữa cháy, ngoài máy bơm cứu hoả thì vòi chữa cháy hay vòi rồng là thiết bị không thể thiếu, đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát và dập lửa đám cháy kịp thời. Tuy nhiên, để đảm bảo tuổi thọ cũng như hiệu quả sử dụng, việc bảo quản và sử dụng đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn thiết yếu giúp bạn sử dụng vòi chữa cháy một cách tối ưu.
 

Bạn đã biết cách thu gọn vòi chữa cháy đúng cách chưa?

1. Cách cuốn vòi chữa cháy vừa khít và chắc chắn

Chuẩn bị trước khi cuốn:

- Trải cuộn vòi phun đã được phơi khô ra trên mặt đất phẳng, sạch sẽ.
- Đặt 2 khớp nối của cuộn vòi ở vị trí song song so le. Nên đặt cách nhau khoảng 1 gang tay để khi cuộn, vòng dây bên dưới không bị thừa hoặc lòi ra.

Thực hiện quấn vòi:

- Một người đứng ở cuối đoạn vòi, bắt đầu cuốn dây theo chiều từ ngoài vào trong. Người còn lại hỗ trợ nâng đoạn dây phía trên để dây luôn căng và không bị trùng.
- Thao tác cuốn đều tay, không quá chặt cũng không quá lỏng. Đảm bảo mỗi vòng cuốn đều chồng lên nhau.

 

Thực hiện cuốn vòi


- Khi cuốn được một đoạn, dây bên dưới có thể sẽ hơi bị trùng lại. Lúc này, người cuốn sẽ ôm chặt cuộn vòi, kéo thẳng dây về phía sau để làm căng phần bị trùng
- Tiếp theo, một người đứng ở cuối đoạn vòi bắt đầu thực hiện quấn dây, người còn lại hỗ trợ đỡ đoạn dây bên trên lên để dây hết bị trùng rồi tiếp tục cuốn.
- Lặp lại quy trình này cho đến khi cuốn hết toàn bộ chiều dài vòi.
- Sau khi cuốn xong, hai đầu nối sẽ tự động về vị trí cân đối, không bị chênh lệch như ban đầu.

Hoàn thiện bước cuộn vòi:

Bước tiếp theo sau khi cuốn xong, để cuộn vòi được đều, gọn gàng và vừa khít, chúng ta phải làm thêm thao tác xả lỏng cuộn vòi may bom cuu hoa bằng cách:
- Xoay cuộn vòi theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ ngoài vào trong tâm của cuộn. 
- Sau khi xoay xong, dùng tay vỗ đều lên bề mặt cuộn vòi để các lớp dây sát nhau, không bị xô lệch hoặc lỏng lẻo.

 

Hoàn thiện bước cuộn vòi


- Sau khi vỗ xong, lấy mũi bàn chân tì nhẹ vào tâm cuộn vòi để giữ cố định. Đồng thời dùng tay cầm 2 đầu nối và thực hiện thao tác siết chặt.
- Thế là bạn đã hoàn thành xong công đoạn thu gọn cuộn vòi chữa cháy. Hãy cất nó vào tủ chữa cháy hoặc các khu vực khô thoáng để bảo quản.

2. Tại sao phải phơi khô cuộn vòi chữa cháy sau khi sử dụng?

Sau mỗi lần sử dụng, bên trong vòi chữa cháy vẫn còn đọng lại một lượng nước nhất định. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng hay mục nát nếu không được xử lý đúng cách.
- Các thành phần kim loại của vòi như hai khớp nối sẽ dễ bị oxi hoá, gây gỉ sét và làm giảm tuổi thọ của máy bơm cứu hoả di động.
- Môi trường ẩm ướt bên trong vòi tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến khả năng phun nước.
- Lớp lót bên trong vòi có thể bị bong tróc hoặc co rút, giảm khả năng chịu áp lực và làm rò rỉ nước. 
- Vậy nên, hãy dàn trải toàn bộ vòi chữa cháy ra mặt phẳng hoặc treo lên cao tại khu vực thoáng mát. Điều này giúp nước bên trong vòi thoát ra hoàn toàn, giảm nguy cơ ẩm mốc, và duy trì chất lượng của vòi trong thời gian dài.
- Sau khi vòi khô, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không có vết rách hoặc dấu hiệu hư hỏng nào trên bề mặt trước khi tiến hành thu cuộn vòi lại.
Bạn đã nắm vững cách thu gọn vòi chữa cháy chưa? Hãy chia sẻ những kiến thức này đến người thân, bạn bè để cùng nhau tạo dựng một môi trường sống an toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm Rải cuộn vòi và lắp lăng phun chữa cháy sao cho đúng cách để hiểu nhiều hơn về công tác phòng cháy chữa cháy nhé!

Thông tin khác

Gọi ngay: 0869.382.229 Send email