Những Lưu Ý Để Bảo Trì Máy Phát Điện Được Bền Bỉ
Để chủ động nguồn điện trong đời sống hay công việc thì máy phát điện chính là giải pháp hoàn hảo dành cho các cá nhân hay doanh nghiệp. Việc chủ động nguồn điện không những giúp công việc vẫn đảm bảo mà còn giảm thiểu được những thất thoát cho doanh nghiệp khi tình trạng điện yếu hay mất điện xảy ra. Do đó, việc bảo trì và bảo dưỡng thiết bị này thường xuyên để máy luôn sẵn sàng tốt nhất cho những lúc mất điện là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này, Siêu thị Hải Minh sẽ chia sẻ “Những Lưu Ý Để Bảo Trì Máy Phát Điện Được Bền Bỉ” để giúp bạn bảo quản máy tốt nhất.
Bảo trì những bộ phận quan trọng của máy phát điện
1. Động cơ
Không riêng gì máy phát điện, mà tất cả các dòng máy móc khác sử dụng đến động cơ thì đây chính là bộ phận quan trọng nhất của máy. Vì thế cần kiểm tra và theo dõi động cơ thường xuyên để đảm bảo không có sự cố rò rỉ nào có thể gây hại khi máy vận hành. Ngoài ra việc bảo trì động cơ một cách định kỳ còn giúp máy hoạt động bền hơn với tuổi thọ cao hơn.
2. Hệ thống bôi trơn
Bạn cần chú ý đến đầu động cơ và bộ lọc dầu – đây là hai bộ phận quan trọng của hệ thống bôi trơn mà bạn cần kiểm tra. Kiểm tra chất lượng dầu còn đảm bảo hay không? Dầu trong máy đang ở mức nào, có cạn quá hay không? Nếu như có thể bạn hãy thay dàu cũng như bộ lọc dầu cho máy sau một thời gian hoạt động để giúp máy hoạt động tốt hơn.
3. Hệ thống làm mát
Khi máy phát điện hoạt động, động cơ sẽ được làm nóng và quá trình này sẽ sinh ra nhiệt. Để tránh những trường hợp bị cháy nổ do nhiệt quá cao thì hệ thống làm mát đóng vai trò làm dịu nhiệt do máy sinh ra, duy trì mức nhiệt tốt nhất cho máy hoạt động. Đối với hệ thống làm mát bạn cần kiểm tra bộ tản nhiệt của máy, nếu bị bụi bẩn hãy làm sạch chúng để vai trò của hệ thống làm mát được phát huy tốt nhất.
4. Hệ thống nhiên liệu
Sau một thời gian dài không sử dụng đến may phat dien thì nhiên liệu trong máy dễ bị nhiễm bẩn và ăn mòn, do đó bạn nên sử dụng hết nhiên liệu trước khi chúng xuống cấp và bắt buộc phải đổ bỏ ra ngoài. Thông thường khoảng 3 đến 6 tháng bạn nên đánh bóng và làm sạch hệ thống nhiên liệu một lần kể cả khi không sử dụng đến máy để đảm bảo máy làm việc trơn tru, hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng cần làm khô bộ lọc nhiên liệu sau một khoảng thời gian sử dụng để tránh hiện tượng hơi nước bị tích tụ trong bồn nhiên liệu quá lâu.
Ngoài ra, bạn cũng cần làm khô bộ lọc nhiên liệu sau một khoảng thời gian sử dụng để tránh hiện tượng hơi nước bị tích tụ trong bồn nhiên liệu quá lâu.
5. Hệ thống điện
Ắc quy yếu hay hết điện là nguyên nhân khá phổ biến khiến cho máy không nổ được. Vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra và thay thế ngay khi phát hiện ắc quy bị ăn mòn để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất cho máy. Bên cạnh bước kiểm tra thì việc sạc ắc quy đầy đủ cũng là một bước quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
6. Hệ thống xả
Đây là hệ thống xử lý khí thải từ trong máy phát ra bên ngoài. Điều bạn cần làm là theo dõi đường ông xả, mối nối, mối hàn, … xem có bị rò rỉ hay không, nếu có cần xử lý hoặc thay thế để tránh ảnh hưởng đến môi trường.
7. Các bộ phận khác
Bên cạnh việc kiểm tra các bộ phận quan trọng của máy thì bạn cũng cần kiểm tra máy phát điện công nghiệp tổng thể từ trong ra ngoài một cách kỹ lưỡng để phát hiện được những sự cố dù là nhỏ nhất và xử lý chúng kịp thời.
Video test và bàn giao khách model máy phát điện bán chạy hiện nay
Những lưu ý khi bảo trì máy phát điện
Trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện cần lưu ý những điều sau:
- Sau khi sử dụng máy được 50 giờ, bạn hãy chạy rà máy, xả cũng như thay nhớt động cơ lần đầu tiên cho máy.
- Không để máy chạy không tải trong khoảng thời gian quá dài nếu không thực sự cần thiết, thông thường bạn nên duy trì thời gian chạy không tải ở mức thấp nhất.
- Nếu không sử dụng đến máy cũng nên vận hành máy thường xuyên, tối thiểu trong 3 tháng một lần để bôi trơn động cơ và ngăn chặn quá trình oxy hóa. Mỗi lần hoạt động như vậy bạn nên cho máy chạy khoảng 30 phút với tải máy khoảng 30% công suất định mức.
- Nếu cần thay thế phụ tùng cho máy thì phải chọn loại chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và phải tương thích với máy và các linh kiện khác.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện.
- Sau khi sử dụng máy được 50 giờ, bạn hãy chạy rà máy, xả cũng như thay nhớt động cơ lần đầu tiên cho máy.
- Không để máy chạy không tải trong khoảng thời gian quá dài nếu không thực sự cần thiết, thông thường bạn nên duy trì thời gian chạy không tải ở mức thấp nhất.
- Nếu không sử dụng đến máy cũng nên vận hành máy thường xuyên, tối thiểu trong 3 tháng một lần để bôi trơn động cơ và ngăn chặn quá trình oxy hóa. Mỗi lần hoạt động như vậy bạn nên cho máy chạy khoảng 30 phút với tải máy khoảng 30% công suất định mức.
- Nếu cần thay thế phụ tùng cho máy thì phải chọn loại chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và phải tương thích với máy và các linh kiện khác.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện.
Tham khảo bài viết liên quan: Review top 3 model máy phát điện cho gia đình bán chạy hiện nay
Hy vọng rằng với những lưu ý trên sẽ giúp bạn bảo trì thiết bị phát điện một cách tốt nhất, đảm bảo được tuổi thọ và độ bền cao cho máy. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm này thì hãy liên hệ ngay với https://huongdansudung.com.vn/ nhé. Hải Minh có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp máy phát điện chính hãng, đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng, bảo hành dài hạn. Cùng với đó là sản phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã và giá thành cùng đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm mua hàng tốt nhất.