Máy phát điện chạy dầu diesel và máy phát điện xăng khác nhau như thế nào?
Về nguyên lý chung máy phát điện được cấu tạo bởi 2 thành phần chính: động cơ và đầu phát điện. Phần lớn các máy phát điện trên thị trường hiện nay sử dụng 2 loại động cơ là động cơ diesel ( động cơ chạy dầu) và động cơ xăng ( động cơ sử dụng xăng làm nhiên liệu).
Để tìm hiểu rõ sự khác nhau giữa 2 loại máy phát điện này hay chính là sự khác nhau giữa 2 loại động cơ trên, cùng huongdansudung.com.vn tìm hiểu thông tin nhanh qua bài viết "Máy phát điện chạy dầu diesel và máy phát điện xăng khác nhau như thế nào? " dưới đây nhé.
Sự khác nhau giữa máy phát điện chạy dầu diesel và máy phát điện xăng?
Trước hết, hai loại máy phát này đều có điểm chung là dùng nhiên liệu hóa lỏng, đều là động cơ 4 thì. Sự khác nhau căn bản giữa hai dòng máy phát điện là sử dụng động cơ xăng hoặc động cơ diesel . Hai loại động cơ này khác nhau ở 3 đặc điểm: loại nhiên liệu sử dụng, hệ thống cung cấp và kiểu đốt cháy nhiên liệu.
Máy phát điện hỗ trợ cung cấp nguồn điện năng an toàn và hiệu quả cho người dùng
Động cơ xăng sử dụng nhiên liệu xăng được đặc trưng bởi trị số chống kích nổ (octan), trị số này càng cao thì tính chống kích nổ càng cao.
Hiện nay, ở nước ta có 4 loại xăng có trị số octan khác nhau:
-
A95 có trị số octan 95 dùng cho các động cơ xăng có tỷ số nén trên 9,5:1
-
A92 có trị số octan 92 dùng cho các động cơ có tỷ số nén 9,5:1;
-
A83 có trị số octan 83 sử dụng cho các động cơ có tỷ số nén 8:1, tuy nhiên hiện nay loại xăng này đã không được sử dụng;
-
loại cuối cùng là xăng sinh học E5, một hỗn hợp của xăng A95 pha 5% ethanol.
Trong khi đó, động cơ diesel may phat dien sử dụng dầu diesel được đặc trưng bởi trị số cetan (trị số tự cháy) và trên thị trường hiện nay loại được sử dụng phổ biến là DO 0,5%S. Chính đặc tính khác nhau của xăng và diesel mà hệ thống cung cấp nhiên liệu của hai loại động cơ này khác nhau căn bản.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ xăng là loại tạo hỗn hợp cháy (gồm xăng và không khí) trên đường ống nạp (gồm cả chế hòa khí và phun xăng điện tử) nhưng ở động cơ diesel thì dầu diesel được hòa trộn trực tiếp với không khí ngay trong xy-lanh.
Ở động cơ xăng, hỗn hợp cháy được đưa vào động cơ để thực hiện hành trình nén và được kích nổ nhờ bu-gi đánh lửa tạo quá trình cháy, dãn nở và sinh công. Do đặc điểm như vậy nên động cơ xăng có thêm hệ thống đánh lửa. Đối với động cơ diesel, sau khi kim phun nhiên liệu thực hiện phun với tốc độ và áp suất cao kết hợp với buồng xoáy lốc trên đỉnh piston tạo ra hỗn hợp cháy.
Hỗn hợp này được nén với tỷ số nén cao và tự bốc cháy, dãn nở và sinh công. Động cơ xăng thường đạt số vòng tua cao nhanh hơn và có công suất lớn hơn, nên gia tốc tốt hơn. Trong khi đó, động cơ diesel thường có số vòng quay cực đại thấp, gia tốc thấp hơn động cơ xăng nhưng có mô-men xoắn cao hơn nên sức kéo lớn hơn ở số vòng tua máy thấp hơn.
Hiệu suất của động cơ diesel lớn hơn khoảng 1,5 lần so với động cơ xăng. Nhiên liệu diesel thường rẻ hơn xăng, 1 lít diesel khi cháy hoàn toàn nhận được khoảng 8.755 calo trong khi 1 lít xăng cháy hoàn toàn cho khoảng 8.140 calo. Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ diesel là 200-285g/kWh nhỏ hơn của động cơ xăng là 260-380g/kWh.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên thì động cơ diesel còn tồn tại một số hạn chế so với động cơ xăng: nếu so sánh hai loại động cơ xăng và diesel có cùng công suất thì trọng lượng động cơ diesel lớn hơn động cơ xăng; tỷ số nén của động cơ diesel lớn, vật liệu và công nghệ chế tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu (bơm cao áp) đòi hỏi cao hơn, do đó động cơ diesel đắt tiền hơn động cơ xăng; tốc độ động cơ thấp hơn động cơ xăng; độ ồn lớn và khí thải của động cơ diesel chứa nhiều muội than hơn của động cơ xăng.
Với những chia sẻ trên, hy vọng các bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm máy phát điện động cơ xăng/động cơ diesel phù hợp với nhu cầu sử dụng
==> Tham khảo thêm:
sung van bu long
5 nguyên tắc sử dụng máy phát điện an toàn