4 điều cần biết trước khi mua máy in nhãn
Để mua được máy in nhãn tốt, phù hợp với yêu cầu công việc của mình thì khách hàng nên dành thời gian tìm hiểu một vài thông tin liên quan đến dòng sản phẩm này, tránh việc khi đi mua hàng những lại không có thông tin gì về máy. Và sau đây là 4 điều cơ bản cần biết về máy in nhãn mà khách hàng có thể tham khảo.
Thứ nhất, công nghệ in của máy in nhãn là gì?
Máy in nhãn là loại máy in truyền nhiệt. Khi in, đầu in truyền nhiệt thông qua ruy băng để làm chảy mực in lên giấy. Với công nghệ in truyền nhiệt, máy in nhãn không những in được lên giấy mà còn in được lên các chất liệu khác như giấy nhựa tổng hợp, giấy nhôm, giấy bạc, film,… được ứng dụng trong dân dụng và trong công nghiệp.
Thứ hai, cấu tạo của máy in nhãn
Máy in nhãn được chế tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp, được thiết kế in trên giấy cuộn để đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất hàng hoá. Máy in nhãn là loại định cấu hình bằng Firmware để thích ứng mỗi khi có sự thay đổi quan trọng về vật liệu in và mực nhiệt, do đó khó sử dụng hơn so với các loại máy in dân dụng.
Thứ ba, máy in nhãn có những thông số kỹ thuật nào?
1. Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution): Máy in nhãn phải có độ phân giải tối thiểu từ 203 - 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
2. Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW): Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm.
3. Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in nhãn có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) vàSDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in nhãn cầm tay hay để bàn đều nên có tối thiểu từ 2MB - 4MB SDRAM.
4. Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp, giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng,...
5. Tốc độ in (Print Speed): Máy in nhãn có tốc độ cao thì có thể in được số lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tối thiểu cần phải có một máy in nhãn có tốc độ từ 2 - 8 ips.
Thứ tư, lựa chọn loại tem nhãn phù hợp
-
Xác định rõ kích thước của sản phẩm của mình để quyết định in kích thước tem nhãn của mình sao cho thật phù hợp và thẩm mỹ.
-
Xác định chất liệu nhãn decal dựa vào mục đích, ý đồ cũng như chất liệu của sản phẩm Thường có các loại decal nhãn sau: Decal giấy bóng mờ, decal nhựa PVC, decal trong, decal sữa, Decal vải, decal thiếc,…
-
Có 3 phương pháp in nhãn decal phổ biến:
+ Phương pháp in lưới: Dùng để in số lượng ít, chỉ in được 1 đến 2 màu và chữ hoặc hình ảnh in trên decal dán không được quá nhỏ.
+ Phương pháp in phun - in kĩ thuật số: Dùng đê in số lượng ít, nhiều màu và giá cao hơn phương pháp in lưới một chút.
+ Phương pháp in offset: Phương pháp in tối ưu và hiện đại nhất hiện nay; màu sắc tem đa dạng; chữ - hình ảnh sắc nét cho ra sản phẩm tem dán đẹp mắt; in tối với mọi kích thước tem, phù hợp in số lượng lớn.
Máy in nhãn cho phép in nhanh chóng với tốc độ cao, nhãn in ra rõ, đẹp, chất lượng cao. Đây là sản phẩm cần thiết và quan trọng trong quản lý văn phòng, dịch vụ ăn uống… Mua máy in nhãn giá tốt tại siêu thị Hải Minh và có cơ hội nhận được những ưu đãi bất ngờ.