Tìm hiểu cách hoạt động của máy đầm cóc trong xây dựng
Nguyên lý hoạt động của máy đầm cóc
- Máy đầm cóc được thiết kế với kết cấu nhỏ gọn nhưng công suất mạnh mẽ.
- Có nhiệm vụ làm chặt lớp đất đá hoặc cốt liệu bê tông có độ chặt nhất định.
- Do có cấu tạo nhỏ gọn nên thích hợp với các nơi không gian hẹp như đường ống nước, chân cột điện, mương thủy lợi, ... các nền móng khác.
- Máy đầm cóc thường có gắn máy nổ xăng, khi hoạt động máy nhảy chổm chổm lên tạo cho máy có đầm mạnh, nén chặt đất như xe lu. Vì có cấu tạo nhỏ gọn nên máy đầm cóc có thể dùng mà những chỗ xe lu không tới được hoặc những mặt nghiêng mà có thể xe bị lật.
Khi vận hành máy đầm cóc thì không thể tránh khỏi những lỗi bất thường xảy ra, những lỗi đó có thể do người dùng hoặc các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến tiến trình thi công.
Nguyên lý hoạt động của máy đầm cóc
Tìm hiểu nguyên nhân khi máy đầm cóc không hoạt động
- Máy khó nổ: kiểm tra buzi và chế hòa khí.
- Máy nổ bình thường, tắt đi giật không nổ: vệ sinh chế hòa khí.
- Máy nổ khói trắng nhiều: Kiểm tra xec măng, xugap, phớt git.
- Máy nổ 5-6 phút rồi chết máy: Vệ sinh chế hòa khí, đường xăng.
- Khi giật nổ chân đầm nhảy luôn: Kiểm tra thay lò xo hoặc côn.
Trường hợp những hỏng hóc nặng hơn thì nên đem máy đi bảo dưỡng bảo trì tại cơ sở phân phối hoặc nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy đầm.
Nguyên nhân khi máy đầm cóc không hoạt động
>>> Có thể bạn quan tâm: một số thông tin liên quan tới máy tời điện