Các cách phân loại đầu đọc mã vạch
Có bao nhiêu cách phân loại đầu đọc mã vạch?
Thực tế có rất nhiều cách phân loại đầu đọc mã vạch, tuy nhiên tóm lại chỉ có 2 cách phân loại đầu đọc mã vạch chính:
Cách 1: Phân loại theo công năng quét sẽ có hai loại là máy quét mã vạch 1D và máy quét mã vạch 2D
Máy quét mã vạch 1D:
-
Mã vạch 1D là mã vạch được cấu tạo từ các sọc dọc đen trắng dài thon, được sắp xếp theo chiều ngang. Máy quét mã vạch 1D thường được sử dụng bằng công nghệ tuyến tính quét cắt ngang các sọc mã vạch. Trong đó, công nghệ tuyến tính sử dụng bằng tia laser hoặc bằng công nghệ chụp ảnh tuyến tính.
-
Cách thức sử dụng: Máy quét mã vạch 1D chiếu ra chùm tia ánh sáng phát thẳng vào bề mặt chứa mã vạch cố định, mã hóa các sọc đen trắng của mã vạch thành các kí tự ASCII.
-
Các loại mã vạch 1D thường gặp: Code128, Code39 thường được dùng trong siêu thị hoặc shop hàng hóa. Và UPC, EAN,… ứng dụng trong vận chuyển quốc tế.
Máy quét mã vạch 2D:
-
Mã vạch 2D là mã vạch được cấu tạo từ các ma trận vuông màu trắng đen trong khối tổng thể. Mã vạch 2D là ma trận điểm ảnh, với sức chứa dữ liệu lớn hơn mã vạch 1D rất nhiều. Máy quét mã vạch 2D dùng trong công nghệ chụp ảnh ma trận sử dụng camera.
-
Cách thức sử dụng: Máy quét mã vạch 2D sẽ chụp ảnh mã vạch, đưa vào bộ xử lý trong máy để giải mã các ma trận thành các đoạn văn bản thuần túy.
-
Các loại mã vạch 2D thường gặp: Datamatrix, QR Code. Và PDF417.
Cách 2: Phân loại theo chức năng sử dụng
Dùng trong công nghiệp:
-
Công nghiệp là môi trường tự động hóa rất cao nên máy quét mã vạch phải có độ chính xác hoàn hảo, quét nhanh và độ phủ bao quát rộng, thường sử dụng công nghệ quét laser đa tia (tối đa 32 tia) hoặc chụp ảnh với độ chụp rộng.
-
Do đặc thù sử dụng băng chuyền tự động nên máy quét thường đứng yên, không cơ động.
-
Các máy quét phù hợp: Symbol LS9203, Symbol LS9208, DS9808, Zebex Z-6182, Zebex A-50M, Datalogic 3200VSi, Datalogic 3300HSi.
Dùng trong bán lẻ:
-
Các dòng máy quét mã vạch dùng trong bán lẻ thường là dạng phổ thông phù hợp các môi trường văn phòng và siêu thị.
-
Chủ yếu sử dụng công nghệ laser. Ưu điểm là nhanh chóng và chính xác. Nhân viên bán lẻ chỉ cần 1 đến 3 giây quét sản phẩm.
-
Các máy quét phù hợp: Symbol LS Symbol LS2208, Symbol LS1203, Datalogic QD2100/2130, Argox AS8000, Argox AS8250, Zebex Z3000.
Dùng trong kho bãi:
-
Các dòng máy quét mã vạch dùng trong kho bãi cần độ bền và tránh bụi cao. Vì đây là nơi tập kết hàng của các nước, nên mã vạch quét chủ yếu là UPC hoặc EAN.
-
Máy quét thường sử dụng công nghệ chụp ảnh 2D và PDF vì thông tin sản phẩm nhiều và độ sai số rất thấp. Tuy nhiên thời gian quét sẽ dài hơn vì phải định hình mã vạch nằm trong khoảng chụp ảnh.
-
Vì kho bãi có diện tích rộng, để tăng tính tiện lợi sẽ kết hợp thêm công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth.
-
Các máy quét phù hợp: Symbol LS4208, Symbol LS6708, Symbol LS6878, Argox AS8520.
Lưu ý khi lựa chọn đầu đọc mã vạch
Các doanh nghiệp nên căn cứ vào các yếu tố sau để chọn mua máy quét mã vạch phù hợp:
-
Code mã vạch được sử dụng là gì?
-
Dùng máy quét mã vạch trong môi trường nào?
-
Ứng dụng máy quét mã vạch để làm gì?
Ngoài ra cũng cần hiểu rõ:
-
Công nghệ quét phụ thuộc vào mã quét. Ví dụ dùng máy Symbol LS2208 quét mã PDF217 sẽ không hoạt động.
-
Độ dài tia quét. Ví dụ Symbol LS2208 quét mã UPC với khoảng cách 43cm, trong khi LS1203 chỉ quét được khoảng cách 21.50cm.
Dù doanh nghiệp bạn đang kinh doanh lĩnh vực nào, Siêu thị Hải Minh cũng có thể cung cấp đầu đọc mã vạch giá rẻ, chính hãng và phù hợp. Liên hệ với Chúng tôi ngay khi bạn có nhu cầu sử dụng đầu đọc mã vạch nhé!
>> Xem thêm:
Vì sao bạn nên chọn mua máy quét mã vạch tại Siêu thị Hải Minh?
Giải pháp khắc phục 5 vấn đề gặp phải khi sử dụng đầu đọc mã vạch cho người khuyết tật (phần 2)
Giải pháp khắc phục 5 vấn đề gặp phải khi sử dụng đầu đọc mã vạch cho người khuyết tật (phần 1)