Hướng dẫn phân biệt máy bắn mã vạch 1D và 2D
Vậy mã vạch 1D và mã 2D là gì?
Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Điển hình chúng ta có thể thấy mã vạch 1D hay còn gọi là mã 1 chiều thường dán trên các bao bì, vỏ hộp sản phẩm với hình dạng các đường vạch đứng dàn ngang dài. Mã vạch 1D chỉ mã hóa được rất ít thông tin và chỉ có số.
Với sự phát triển của công nghệ, kinh tế và các yêu cầu đặt ra cho con người là cần mã hóa lượng thông tin lớn hơn trên cùng mã vì thế mã 2D hay còn gọi là mã 2 chiều được ra đời. Nổi bật nhất như các bạn biết đến là mã QR code. QR là viết tắt của Quick Respond, tạm dịch là phản hồi nhanh. Được sáng chế từ Nhật Bản vào năm 1994 nhưng hiện nay nó đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và đươc ứng dụng ở mọi lĩnh vực. Với ưu thế vượt trội từ việc mã hóa được nhiều thông tin hơn, từ văn bản không loại trừ kí tự đặc biệt, đường dẫn website, danh thiếp và vô số thứ khác, QR code còn có thể được in với kích cỡ nhỏ.
Trong khi mã 1D bị giới hạn bởi kích thước và dữ liệu được mã hóa theo chiều ngang, tăng nội dung dữ liệu bằng với việc tăng chiều rộng của mã và ở những sản phẩm dạng cong, khi in hay dán nhãn mã 1D trở nên khó khăn hơn cho máy bắn mã vạch (máy đọc mã vạch, đầu đọc mã vạch). Còn mã vạch 2D thì có thể quét được từ khoảng cách xa tới 15 mét.
Phân biệt máy bắn mã vạch 1D và 2D
Với 2 loại mã vạch 1D và 2D như vậy thì chúng ta cũng có những thiết bị máy bắn mã vạch 1D và 2D riêng biệt. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn dòng máy đọc mã vạch phù hợp. Ví dụ như nếu bạn có cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, các shop thời trang, quầy tạp hóa thì nên mua máy đọc mã vạch mã 1D như mẫu Opticon ORP-2001 hay ORP-3201 là đủ đáp ứng nhu cầu.
Thông thường, khi quét, máy đọc mã vạch 1D sử dụng công nghệ tuyết tính quét cắt ngang các sọc của mã vạch, thường thì máy quét 1D sử dụng mắt CCD hoặc là laser với tia sáng dài và hẹp.
Với mắt đọc laser thì máy có thể quét những mã ở bề mặt cong và xa, quét khi đang chuyển động. Laser cho tia quét mạnh hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian mắt mắt đọc laser sẽ bị yếu đi và cho hiệu quả quét kém dần. Còn CCD là công nghệ quét các mã có độ bền cao, quét được các vạch nhỏ trên bề mặt gồ ghề.
Với máy quét 1D, chúng ta chỉ có thể quét mã ở 1 góc độ, cũng có những máy quét 1D cao cấp hơn với cấu trúc quét đa tia nhưng giá thành thì thường khá là đắt. Đó là một hạn chế của máy đọc mã vạch 1D. Chính vì vậy, với các đơn vị có nhu cầu mã hóa thông tin lớn hơn như bệnh viện, khách sạn và bán vé máy bay thường sử dụng mã vạch 2D và máy quét tương ứng mới có thể đảm nhiệm tốt.
Đa phần máy quét mã 2D sử dụng công nghệ CMOS Imager với cấu trúc dạng cảm biến máy ảnh. Máy bắn mã vạch 2D dạng này sẽ chụp lại các mã đọc và phân tích mã, cơ chế này có thể sẽ cho tốc độ đọc chậm hơn một chút so với các công nghệ CCD hay laser nhưng nó có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm của 2 công nghệ mình vừa kể.
Khi quét, máy bắn mã vạch 2D thường phát ra tia sáng chùm phủ trên mọi góc độ của mã nên khi quét mã 1D bằng máy 2D thì chúng ta có thể quét chiều nào cũng được, thay vì phải bắn tia sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch.
Do cơ chế sử dụng cảm biến CMOS chụp lại và xử lý giúp máy đọc mã vạch 2D là có thể đọc được mã trên các chất liệu bề mặt phức tạp như mã trong suốt, mã bị bóng hay in sai quy cách hoặc đặc biệt là trên màn hình LCD của điện thoại, máy tính. Nhiều giải pháp phần mềm quản lý hiện nay có kết nối với điện thoại thông minh và hiển thị mã 2D QR code lên màn hình điện thoại để tương tác.
Ở các môi trường thường được dùng như trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà sách với mục đích quét chủ yếu để kiểm tra thông tin hàng hóa, tính tiền sản phẩm thì chỉ cần cắm dây kết nối với máy tính và quét, không cần cài đặt thêm phần mềm hay driver gì cả.
Vậy bạn nên chọn loại máy bắn mã vạch nào?
-
Thứ nhất, Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn phải xác định được nhu cầu và phạm vi sử dụng của mình. Chẳng hạn như quản lý sản phẩm của các cửa hàng bán lẻ thông thường, shop thời trang, thư viện, nhà sách,… thì có thể chỉ cần sử dụng máy quét mã vạch 1D laser tuyến tính là đủ.
-
Thứ hai, Với nhu cầu tác phong nhanh chóng như thanh toán tiền cho khách hàng tại các cửa hàng, siêu thị, việc lựa chọn những máy quét đa hướng hoặc máy quét mã 2D để đọc mã vạch 1D thông thường cũng là quyết định đáng cân nhắc vì chúng ta sẽ không mất thời gian định hướng, căn chỉnh góc quét.
-
Thứ ba, Nhu cầu quét mã 2D, người dùng cũng nên lựa chọn máy đọc mã phù hợp với nhu cầu để bàn hay cầm tay, quét có dây hay không dây. Ứng dụng trong phạm vi chuyên nghiệp, những thiết bị mang tính công nghệ cao, tích hợp nhiều tính năng và kết nối sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả sử dụng tốt hơn.
Như vậy, với bài viết tổng hợp trên về cách phân loại máy bắn mã vạch 1D và 2D, hy vọng đã mang lại cho bạn sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp khi bạn có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Mọi thông tin về các loại đầu đọc mã vạch, máy bắn mã vạch 2D,… quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cũng như giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
>> Xem thêm:
Loại đầu ra nào phù hợp với máy đọc mã vạch của bạn?
5 mẹo hay khi lựa chọn một máy quét mã vạch