Mẹo giúp máy đóng chứng từ hoạt động hiệu quả cao nhất
Với những mẹo dưới đây, bạn sẽ có thể tránh được những vấn đề đó, và giúp cho việc khoan đóng trở nên trơn tru và nhanh chóng hơn. Trong thời đại thời gian là tiền bạc, “nhanh chóng hơn” cũng có nghĩa là “làm ra được nhiều tiền hơn”:
Khoan đóng giấy tờ là một công việc dễ dàng và ít rắc rối, nếu bạn biết cách làm sao cho đúng. Có rất nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khoan, như kích thước giấy, độ dày xấp giấy, loại đầu khoan, v.v. Khi bạn mua một chiếc máy khoan đóng chứng từ mới, bạn chỉ nghĩ đến việc lắp đặt và khởi động. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ quan tâm đến đó, bạn sẽ mau chóng đối mặc với những vấn đề đâu đầu như gãy mũi khoan, kẹt đầu khoan, hư giấy, và thậm chí là hư hỏng trục khoan, là một bộ phận khá đắt tiền.
Với những mẹo dưới đây, bạn sẽ có thể tránh được những vấn đề đó, và giúp cho việc khoan đóng trở nên trơn tru và nhanh chóng hơn. Trong thời đại thời gian là tiền bạc, “nhanh chóng hơn” cũng có nghĩa là “làm ra được nhiều tiền hơn”:
Với những mẹo dưới đây, bạn sẽ có thể tránh được những vấn đề đó, và giúp cho việc khoan đóng trở nên trơn tru và nhanh chóng hơn. Trong thời đại thời gian là tiền bạc, “nhanh chóng hơn” cũng có nghĩa là “làm ra được nhiều tiền hơn”:
- Đặt tấm bìa cát-tông hoặc một xấp giấy thừa ở dưới đáy chồng giấy. Mẹo này giúp bạn ít phải điều chỉnh mũi khoan để không làm hỏng phần dưới đáy xấp giấy, vì tấm bìa cát-tông hay xấp giấy thừa ấy có thể bị vứt đi mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng khoan.
- Nhớ mài mũi khoan thường xuyên và trước khi sử dụng. Nếu bạn cố tiết kiệm một chút thời gian mài dũi mũi khoan, bạn sẽ có thể đánh mất nhiều hơn khi mũi khoan bị hư gãy, sản phảm khoan bị lỗi hay máy đóng bị hư hao. Nếu bạn thường xuyên sử dụng máy đóng thì bạn cần mài lại mũi khoan sau 8 giờ hoạt động. Âm thanh khoan khác thường là dấu hiệu rõ nhất cho bạn biết rằng đầu mũi khoan đang cần được mài dũa lại. Việc kẹt giấy trong các mũi khoan cũng có thể là một dấu hiệu.
- Dùng dầu bôi trơn thường xuyên cả mặt ngoài mũi khoan và ở đầu nhọn mũi khoan. Dầu bôi trơn giúp giảm ma sát và làm cho các mảnh vụn giấy di chuyển trơn tru hơn.
Hình ảnh: máy đóng chứng từ ds
- Sử dụng tốc độ khoan nhanh nhất có thể. Một quan niệm sai lầm rất phổ biến rằng tốc độ chậm giúp máy ít hao mòn hơn. Tuy nhiên việc khoan giấy sẽ sản sinh ra nhiệt lượng và lực trở cơ học, là những kẻ thù tồi tệ nhất của máy móc. Vì vậy bạn sẽ muốn kết thúc quá trình khoan càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng kinh nghiệm để xác định tốc độ khoan tối ưu nhất cho mỗi loại công việc.
- Làm sạch đầu khoan ngay sau khi sử dụng. Sau quá trình khoan, đầu mũi khoan có thể trở nên rất nóng và dễ khiến cho những mảnh vụn giấy dính vào trong đầu mũi khoan, gây kẹt đầu khoan. Thế nên bạn cần phải làm sạch đầu mũi khoan mỗi khi sử dụng, và sử dụng dầu để bôi trơn. Bạn cũng nên tranh thủ làm sạch trục khoan để giúp đầu mũi khoan được gắn trơn tru.
- Kiểm tra kĩ lưỡng bằng mắt trước khi sử dụng. Bạn có thể phát hiện mũi khoan của mình bị mẻ, nứt hay vỡ. Nếu tình trạng hư hỏng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường thì bạn nên nhanh chóng thay thế bộ phận đó.
Trong lúc làm việc, bạn có thể chỉ nhớ làm một hoặc hai trong số những mẹo trên. Tuy nhiên, nếu muốn công việc đạt hiểu quả cao, bạn cần tập thực hiện tất cả các mẹo một cách thường xuyên, và tốt hơn hết là bạn viết ra một danh sách để ghi nhớ. Và bạn cũng nên đọc hướng dẫn sử dụng và khuyến nghĩ của nhà sản xuất trước khi sử dụng máy đóng chứng từ. Khi kết hợp hướng dẫn sử dụng đó với những mẹo kể trên, bạn sẽ nhận thấy được công việc khoan đóng của mình trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
>> Cách khoan đóng chứng từ với máy đóng chứng từ
>> Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy đóng chứng từ tại nhà
>> Cách khoan đóng chứng từ với máy đóng chứng từ
>> Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy đóng chứng từ tại nhà