Bảo quản và sử dụng máy đo độ dày vật liệu như thế nào cho đúng
Nếu bạn đang thắc mắc không biết máy đo độ dày vật liệu là gì? Công dụng của nó như thế nào? Cách thức sử dụng và bảo quản liệu có quá phức tạp? Vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Siêu thị điện máy Hải Minh xin được chia sẻ đến bạn những thông tin cũng như những kinh nghiệm bảo quản, sử dụng thiết bị đo độ dày vật liệu một cách khoa học nhất.
Sơ lược về máy đo độ dày vật liệu
Máy đo độ dày vật liệu là một thiết bị chuyên dụng trong việc kiểm tra độ dày của vật liệu như gỗ, kim loại, lớp màu sơn, vv mà không cần phá hủy vật liệu đó. Để làm được điều đó, là do máy được hỗ trợ sử dụng công nghệ phản xạ với sóng siêu âm. Cách thức hoạt động cụ thể như sau, máy sẽ tạo ra sóng siêu âm và truyền qua vật liệu cần đo, đầu dò sóng siêu âm của máy sẽ đo lại khoảng thời gian mà sóng siêu âm này được truyền đi một cách nhanh chóng và chính xác nhất; kế tiếp máy sẽ tự động phân tích dữ liệu và đưa ra đáp án bạn cần trên màn hình hiển thị.
Đây là một phương pháp đo vô cùng hiện đại, nhờ thế mà bạn có thể đo được độ dày của hầu hết các loại vật liệu mà không cần phải cắt hay phá nó. Tuy nhiên đối với các sản phẩm có cấu trúc không ổn định như gỗ, bê tông, giấy, sản phẩm bọt thì không thể đo bằng sóng siêu âm thông thường.
Thông thường sẽ có hai loại máy đo độ dày vật liệu đó là máy đo độ dày kim loại và máy đo độ dày lớp phủ.
Cách sử dụng máy đo độ dày vật liệu
Đối với máy đo độ dày kim loại, cách thức sử dụng vô cùng đơn giản. Bạn hãy đưa vật phẩm vào bệ, hạ đầu kẹp xuống vật phẩm đến mức chặt nhất có thể, và chú ý đến độ đo của đồng hồ. Thiết bị này có 2 bộ phận cần lưu ý là đầu kẹp và đồng hồ của máy, vì đó là bộ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo.
Còn đối với máy đo độ dày lớp phủ, bạn hãy điều chỉnh thông số đo vật liệu cho máy trước, đưa đầu cảm biến của máy vào vật liệu cần đo, đến khi kết quả đo dừng lại. Nên tiến hành 2, 3 lần để có được kết quả chính xác nhất. Bạn cần lưu ý đến đầu cảm biến của máy, và điều chỉnh thông số đúng với thông số vật liệu cần đo.
Máy đo độ dày vật liệu là một thiết bị chuyên dụng trong việc kiểm tra độ dày của vật liệu như gỗ, kim loại, lớp màu sơn, vv mà không cần phá hủy vật liệu đó. Để làm được điều đó, là do máy được hỗ trợ sử dụng công nghệ phản xạ với sóng siêu âm. Cách thức hoạt động cụ thể như sau, máy sẽ tạo ra sóng siêu âm và truyền qua vật liệu cần đo, đầu dò sóng siêu âm của máy sẽ đo lại khoảng thời gian mà sóng siêu âm này được truyền đi một cách nhanh chóng và chính xác nhất; kế tiếp máy sẽ tự động phân tích dữ liệu và đưa ra đáp án bạn cần trên màn hình hiển thị.
Đây là một phương pháp đo vô cùng hiện đại, nhờ thế mà bạn có thể đo được độ dày của hầu hết các loại vật liệu mà không cần phải cắt hay phá nó. Tuy nhiên đối với các sản phẩm có cấu trúc không ổn định như gỗ, bê tông, giấy, sản phẩm bọt thì không thể đo bằng sóng siêu âm thông thường.
Thông thường sẽ có hai loại máy đo độ dày vật liệu đó là máy đo độ dày kim loại và máy đo độ dày lớp phủ.
Cách sử dụng máy đo độ dày vật liệu
Đối với máy đo độ dày kim loại, cách thức sử dụng vô cùng đơn giản. Bạn hãy đưa vật phẩm vào bệ, hạ đầu kẹp xuống vật phẩm đến mức chặt nhất có thể, và chú ý đến độ đo của đồng hồ. Thiết bị này có 2 bộ phận cần lưu ý là đầu kẹp và đồng hồ của máy, vì đó là bộ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo.
Còn đối với máy đo độ dày lớp phủ, bạn hãy điều chỉnh thông số đo vật liệu cho máy trước, đưa đầu cảm biến của máy vào vật liệu cần đo, đến khi kết quả đo dừng lại. Nên tiến hành 2, 3 lần để có được kết quả chính xác nhất. Bạn cần lưu ý đến đầu cảm biến của máy, và điều chỉnh thông số đúng với thông số vật liệu cần đo.
Các lưu ý để bảo quản máy đo độ dày vật liệu
- Để có thể tăng cao tuổi thọ, cũng như giúp máy có thể luôn hoạt động tốt thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Lưu ý đến môi trường mà máy đo độ dày đang hoạt động, hạn chế va chạm để không gây ảnh hưởng đến máy.
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh các dung dịch nóng
- Khi di chuyển nên bỏ máy vào trong túi đựng chuyên dụng để hạn chế tối đa sự va chạm.
- Thường xuyên dùng máy, vì để lâu không sử dụng máy cũng có thể hư hỏng.
- Khi không sử dụng trong thời gian dài, bạn hãy tháo pin máy ra, tránh tình trạng dịch pin làm hỏng máy.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy để tránh hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm về máy đo độ dày mà Siêu thị điện máy Hải Minh muốn được chia sẻ với các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu dụng với mọi người.